AD (728x60)

Categories

About us

Thứ Tư, tháng 10 11, 2006

Bên Ngoại

Share & Comment
Kính gửi dì Tâm

1. Bà ngoại năm nay 80 tuổi - ngoại vẫn còn minh mẫn, cái gì cũng nhớ, việc gì cũng thấy. Ngoại nhắc đứa cháu này đi học nhớ mang theo áo mưa, đang mùa mưa mà. Ngoại la đứa kia ăn uống thất thường. Chỉ có điều đôi chân ngoại yếu quá, đi đứng khó khăn, lại cao huyết áp mà ghiền nhai trầu.

Dì tâm cằn nhằn ngoại cái vụ nhai trầu luôn miệng, mà ngoại không nghe, ngoại nói không nhai trầu buồn lắm. Rất may, trong tuổi già gần đất xa trời, Ngoại còn có gì Tâm để lo cho miếng ăn giấc ngủ. Dì Tâm đã ngoài 40 rồi, không có chồng con gì, buôn bán hàng tạp phẩm tại nhà, thu nhập đủ cho hai mẹ con qua ngày. Chừng đó tuổi mà chưa lập gia đình, dì Tâm đổi thừa tại dì Tâm xấu gái - cái phần đẹp dì Tư và mẹ tôi giành hết. Dì Tâm nói vậy, chứ tôi thấy gì Tâm đẹp lắm, cái đẹp chìm khuất bên trong. Tôi nói người phụ nữ đẹp là đẹp phần kín, phần giấu chứ không phải phần hở, phần phơi bày. Dì Tâm nói: "Tại mày cũng xấu gái như tao nên biện hộ, rồi mai mốt ế chồng con ơị"

2. Tôi ở với dì dượng Tư mấy năm nay, dì dượng nuôi ăn nuôi học. Nhà tôi ở tận quê, xa thị thành không tiện việc học hành. Dượng Tư người niềm Nam, tính tình hào phóng, vui vẻ, có lẽ do vậy ai cũng qúi mến dượng. Dì Tư tất nhiên là chị ruột của mẹ tôi, đẹp như diễn viên điện ảnh và thương tôi như con. Nhà ở của dì dượng cách nhà ngoại và nhà dì Tâmvài con phố. Chiều nào tan sở dì dượng ghé ngang thăm ngoại và dì Tâm buôn bán ra sao rồi mới chở nhau về - phần tôi dọn hàng rồi về sau...

Dượng Tư hay đùa "Cái nhà này âm thịnh dương suy". Ngoại đẻ một lô, toàn con gái. Mấy bà con gái lại hè nhau đẻ một lô toàn cháu gái. May mà dì dượng Tư ráng nặn ra được mỗi anh Ti để cứu vãn tình thế. Anh Ti là chá ngoại trai duy nhất, do đó anh Ti có giá lắm. Cái gì cũng anh Ti, anh Ti như bậc thưởng trượng. Anh ti đã tốt nghiệp đại học Bách khoa Sài Gòn, là kỹ sư xây dựng Cầu đường, hiện đang tham gia thi công một công trình lớn của nhà nước. Cầu Bắc Mỹ Thuận. Lại được báo Nhân Dân biểu dương là một trong những kỹ sư trẻ, có nhiều sáng kiến trong công việc. Anh Ti "bảnh" như vậy, làm sao mấy đứa em không nể phục. Mà anh ti cũng "dễ thương" ở chỗ, lãnh lương làkhông bao giờ quên bọn tôi.

Phía bên ngoại thật lạ. Mấy ông thầy bói có lẽ phải bỏ nghề mất. Xưa nay, nghe nói "Dần - Thân - Tỵ - Hợi và Tý - Ngọ - Mẹo - Dậu" là "tứ hành xung". Mấy cái xung này rơi vào nhà ngoại hết. Dì Ba, dì Tư, mẹ tôi, dì tâm và cả đến dượng ba, dượng tư, bố tôi đều rơi vào mấy con giáp quái gở này. Vậy mà bao nhiêu con người ấy vẫ binh nhau, bảo bọc nhau vô cùng, chẳng thấy "xung" gì hết. Sách có ngoại lệ này không, tôi nào biết. Nhưng phía bên ngoại là một ngoại lệ thật sự.

3. Chiều nay, cô giáo dạy văn bệnh đột xuất. Lớp được nghỉ 2 tiết cuối. Tôi thủng thỉnh đạp xe về nhà ngoại, tính kiếm cái gì ăn, ngoại hay dự trữ mấy thứ lặt vặt, cứu đói kịp thời lắm. Và cũng để phụ dì Tâm bán buôn để lúc dì cho tiền đóng học phí mình nhận đỡ ngượng. Mắt dì Tâm yếu, hay thối tiền lộn cho khách, gặp người tốt thì họ trả lại, còn không thì xem như lỗ vốn.

Tôi nói với bà ngoại:

- Ngoại ơi, cho con cái gì ăn.Đói bụng quá!

Dì Tâm la:

- Cứ thấy mặt mày là nghe ăn uống. Học trò gì mà "tâm hồn ăn uống" phong phú quá vậy.

- Ăn cho mau lớn dì Tâm.

- Mau già thì có- hai dì cháu cười xòa.

Tôi nói để con bán hàng cho, dì Tâm ngủ đi. Gọi là bán hàng cho lớn chuyện, chứ thật ra, ngồi đó, lâu lâu có người mua ký gạo, chai xì dầu, gói bột ngọt. Hoặc đập cục đá bán lẻ. Lặt vặt vậy thôi mà phải chạy lăng xăng từ sáng đến tối.

Tôi nghĩ tội nghiệp ngoại và dì Tâm quá, nhiều khi đang ăn phải bỏ đũa để chỉ bán 200 đồng mắm. Dì Tâm nói phải chìu khách, chứ không thì chết đói.

- Nè Vi thứ Bảy này con về kêu Út Chương xuống ở lại chơi - Út Chương là em út còn ở trên quê , học trường làng.

4. Tụi tôi có ba chị em thì hai đứa đã ở với dì dượng Tư từ năm lớp mười. Chị Hạ vừa thi đỗ dại học vào Sài Gòn rồi. Tôi học lớp 12 trường chuyên Lê Qúy Đôn Nha Trang. Chỉ có Uùt Chương còn ở với bố mẹ trên quê, lâu lâu nó mới cùng bố mẹ về thăm ngoại và dì dượng. Bên ngoại như một chỗ dựa vững chắc, dù không phải giàu có gì. Nhưng tấm lòng thì như bức tường thép, chẳng có loại thuốc nổ nào công phá nổi.

Tôi hỏi dì Tâm :

- Kêu nó xuống chi vậy dì Tâm?

- Mày cứ kêu nó xuống. Dì có chuyện nói với nó.

- Kêu nó xuống cãi lộn cho đỡ buồn hả dì Tâm. Uùt Chương lúc này mồm mép lắm.

- Thì mày cứ kêu nó xuống. Cái con rắc rối.

Tôi cười, nghĩ thầm chắc dì Tâm nhớ Uùt Chương với mẹ tôi, chứ có chuyện gì với nó.

Tôi nói với dì Tâm:

- Con nói ngoại bệnh là nó xuống ngay.

Bà ngoại nằm trong nhà nói vọng ra.

- Ừ, nói ngoại bệnh là nó xuống ngay. Nó thương ngoại hơn tụi mày.

Ngoại hay nói nghĩ vậy với mấy đứa cháu. Tụi tôi hay tranh nhau cái vụ thương ngoại. Đến nỗi có lần dượng Tư la "Tụi mày thương đồ ăn của ngoại với tiền lẽ của dì Tâm, chứ thương ai".

5. Mấy năm nay, gia đình tôi rơi vào cảnh khó khăn. Do bố thất nghiệp việc làm bữa có bữa không. Mẹ dạy cấp 1 trường làng, lương bổng chẳng bao nhiêu - làm sao lo nổi cho ba chị em tôi ăn học, nhất là chị Hạ học ở Saigon.

Biết vậy, nên dì dượng Tư bàn với ngoại đem tôi và chị Hạ về ở với dì dượng, nói là chuyển trường về thành phố cho tiện việc học thêm các môn cần thiết. Dì dượn Tư nó vậy cho xuôi tai bố mẹ, chớ thật ra ai cũng hiểu dì dượng muốn phụ bố mẹ lo cho tụi tôi học hành. Mà dì dượng đâu phhải giàu có gì cho cam, vừa lo công tác cơ quan, vừa lo sinh hoạt gia đình lại phải cưu mang hai đứa cháu. Tôi biết dì dượng phải chắc chiu tằn tiện lắm. Thậm chí, lúc chị Hạ đỗ đại học ở Saigon, dì dượng còn phải lo tiền tàu xe, học phí. Dượng Tư nói đây là phần thưởng cho Hạ đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Về Saigon học, chị Hạ lại được dì dượng Ba nuôi. Phía ngoại tích cực đùm bọc gia đình tôi từ A đến Z. Vậy sao tôi tin thầy bói cho được - Đấy, tuổi xung khắc mà như vậy đấy. Mấy đứa bạn thân của tôi bảo ít thấy gia đình nào mà anh chị em thương nhau đến vậy. Phía ngoại của tôi quả là một ngoại lệ. Dượng Tư hay đùa "chẳng có cưu mang gì hết, cho tụi mày ghi sổ, mai mốt thành đạt, đi làm trả nợ lại" - Dượng Tư nói vậy, chứ hồi nào tới giờ dượng Tư có sổ sách gì đâu mà ghi.

Ngồi bán hàng cho dì Tâm, tôi lan man nghĩ về phía ngoại. Thành ra cái vụ dì tâm kêu Uùt Chương thứ bảy xuống ắt có ý đồ gì đây.

- Vì sao ngồi thù lù vậy. Khách mua hàng kìa.

Dì Tâm kêu làm tôi giật mình. Tôi đúng là "Vi lù đù" như biệt danh bố đặt, chỉ vì cái tật chậm chạp trong mọi công việc, chỉ được ăn là lanh thôi.

- Dì Tâm kêu Út Chương xuống có chi vậy?

- Không việc gì tới con, con lù đù ạ. Mày cứ nói ngoại bệnh là nó xuống.

6. Chiều thứ bảy, mẹ và Út Chương xuống thiệt. Hai mẹ con đèo nhau trên chiếc xe đạp Martin 107 mà bố trúng giải chuyện ngắn Mini tuyển tập Áo Trắng. Chiếc xe ấy, bố tặng mẹ để t ạ ơn mẹ đã chăm sóc bố thời lỡ vận. Ngoại mừng quá trời. Ngoại thương mẹ vô phước lấy phải chồng nghèo. Ngoại cũng thương bố lắm, dù lúc thất nghiệp bố đâm ra hư hỏng(?) - Uống rượu nhiều chiều, uống í thôi, nhưng bị mẹ nhăn hoài - Bố chỉ cười cười.

Tôi thấy bố uống rượu vào lại dễ thương, lại hiền lành hơn lúc bình thường. Chắc bố buồn.

Tối thứ bảy, cả nhà tập trung nơi dì dượng Tư ăn cơm thật vui. Chỉ vắng mặt bố. Chị Lụa, con gái rượu của dì Tư nói tôi chú, bỏ chú ở trên quê một mình. Mẹ bảo bố ít ngủ, giữ nhà chắc ăn lắm. Chị phàn nàn mẹ tôi hay ăn hiếp chú. Chị Lụa gọi bố tội là chú chứ không gọi là dượng như ngôi thứ quan hệ. Bà ngoại có vẻ buồn, cả nhà xum họp mà bố thui thủi một mình nơi đèn dầu leo let.

Sau bữa ăn, tôi thấy dì Tâm kéo Út Chương ra góc sân thì thầm. Chuyện gì thú vị lắm nên nhỏ cười tít mắt. Út Chương bị cả nhà phê bình là vô duyên, cái gì cũng cười, mà cưới là cười hết cỡ. Dượng Tư thương nó lắm, kêu nó có chất "Nam Bộ", phon gnó là đệ tử và tự xưng là sư phụ .

Sáng chủ nhật, không biết sao dượng Tư dẫn Út Chương đi cả buổi. Chỉ có dì Tâm là cười hoài. Hơn mười giờ, hai dượng cháu mới về nhà ngoại, Út Chương mới đạp cái xe Trung Quốc mới toanh. Mẹ ngạc nhiên quá cỡ: "Xe đâu mà mới cứng vậy anh Tử"

Dượng Tư nói: con Tâm kêu tao dẫn Út Chương đi mua. Dạo khắp nơi chọn cho trúng kiểu màu nó ưa nên mới lâu vậy chứ.

Té ra, dì Tâm đập bùng binh, cho tiền Út Chương mua xe đạp. Dì Tâm nói đẹp gái như Út Chương mà đi học bằng cái xe cọc cạch, cà tàng dì Tâm xấu hổ lắm.

Tôi chợt nhớ hình ảnh dì Tâm mỗi chiều dọn hàng, đều tính ra 5.000 để bỏ bùng binh, bất kể lời hay lỗ. Những tờ giấy bạc nhàu nát được vuốt thẳng, trang trọng được nhét vào miệng con heo đất. Tôi cứ ngỡ dì Tâm để dành dằn vốn, hóa ra tích luỹ cho Út Chương. Những tờ giấy bạc 2000,500,1000 �.. vì qua nhiều bàn tay đếm đi đếm lại. Đến nay dì Tâm lại hoá thân thành chiếc xe đạp cho Út Chương�

7. Tôi nhìn cái xe đạp mới toanh, nhìn dì Tâm, nhìn bà Ngoại, nhìn dì dượng Tư, nhìn mẹ. Tôi thấy mọi người sao quá đẹp.

Trước mắt tôi bà dì luống tuổi không chồng con, chiều chiều ngồi đếm tiền bán hàng, loại tiền lẻ của bà con lao động mua lặt vặt, vuốt thẳng bỏ vào cái bùng binh - cứ chập chờn ẩn hiện�

Cái xe đạp như đang cười với cô chủ nhỏ Út Chương. Hẳn nó cũng vui vì vừa trở thành một thành viên phía ngoại.

Ôi bên ngoại - bên ngoại của tôi.


Lê Nhược Mai
(Diên Khánh - Khánh Hòa)
Tags: ,

Written by

We are Creative Blogger Theme Wavers which provides user friendly, effective and easy to use themes. Each support has free and providing HD support screen casting.

0 đánh giá:

 

Popular Content

Hello! We’re Fenix Creative Photo Studio

Recent Posts

Why to Choose RedHood?

Copyright © Trang Văn Học Trẻ | Designed by Templateism.com | Published by GooyaabiTemplates.com