Em Thanh!
Mấy ngày nay cô nhớ em quá chừng Thanh ơi, nhất là buổi sáng hôm ấy, trong ngày thi học sinh giỏi, cô thấy hai thí sinh gái có hoàn cảnh giống em: một em mất một bàn tay phải và một em có hai chân quá chênh nhau, phải bước những bước đi nhọc nhằn vất vả...
Vào phòng thi, hình ảnh gợi nhớ làm cô bàng hoàng ngẩn ngơ như người mất hồn, càng ray rứt hơn khi cô biết suốt 25 năm qua chưa một lần cô nhớ tới em. Bởi cô đã quên em như quên một chiếc lá khô nằm chết bên đường!
Em Thanh!
Em còn nhớ hay em đã quên? Dạo ấy, năm 196... em là học sinh của cô, học lớp ba trường nữ Phan Thiết, em ốm yếu nhỏ người, hai tay khẳng khiu, hiện hữu nhưng vô dụng. Chiếc cặp xinh ai đã quàng cho em khi tan trường về và ai đã mở ra cho em khi vào lớp học? Ai đặt em ngồi bàn đầu bên trái màchiếc bàn ấy chỉ có hai trẻ? Và ngày nào ông trưởng Ty vào lớp, em có nhớ em đã làm gì để cho cô và các bạn phải nhỏ lệ , ông Trưởng Ty xúc động xoa đầu em thương cảm? Thế là từ đó rất nhiều đồ chơi, bánh kẹo và dụng cụ học tập của các vị, các thầy cô và các bạn gửi đến tặng em... riêng cô vì không muốn thấy em vất vả dùng chân chải đầu nên cô thường đến trường sớm hơn, chải lại cho em suối tóc mềm óng ả, không quên buộc nơ vào hai chùm tóc vỗng đuôi chồn.
Em sống vui vẻ, được an ủi trong tình thương của các cô, các bạn nhưng chẳng bao lâu thì số phận nghiệt ngã, hoàn cảnh éo le đã cướp mất người học trò bé nhỏ tật nguyền của cô, của lớp đi đâu mất.
Em nghỉ học rồi, kể về em cô khóc, các cô ở trường cũng khóc, các bạn em cũng khóc như thể cái đám ma nhỏ âm thầm...
Bọn nó đã cướp mất em, cướp mất tuổi thơ của em. Có bạn kể lại rằng: trước ngày ấy chúng đến làm hung dữ với gia đình em. Mẹ em phải đến trường gọi em về nhưng em không chịu, chúng đợi đến tối thương lượng với mẹ, trao cho mẹ một số tiền... thế là cuộc đời học sinh tươi đẹp của em đã kết thúc, bắc đầu mở ra trang đời mới thảm thương của em...
Em Thanh!
Em đã bị đòn một ngày mấy chập? bởi vì em không làm theo lời chúng, không chịu ra biểu diễn với con khỉ mặc áo đỏ, không chịu chải tóc, viết bài và đánh trống cho khỉ múa bằng chân?
Ôi, thảm thương thay cho số kiếp của em tôi! Mỗi lần nghe kể về em, tim cô thắt lại, thế là không bạn nào nhắc đến em nữạ Bẵng đi một thời gian, cô được biết đoàn xiếc bán thuốc sơn đông của em bị tan rã. (Chao ôi! Có phải tại em không đây, có phải tại em đã làm điều gì cản trở việc làm ăn của bọn chúng không đây?). Chúng đã bán em với giá đặc biệt cho một đòan xiếc lớn ở Saì Gòn, nghe thế tự dưng cô vui lên chốc lát vì nghĩ rằng cuộc sống của em giờ đây có thể khá hơn, nhưng lại biết đâu em nhỉ, có ai cấm được bọn chúng khai thác và sử dụng tài nghệ của em một cách tinh vi và triệt để hơn?
Em Thanh, bây giờ em ở đâu?
Cô muốn hỏi: khi em về với đoàn xiếc lớn ở Sài Gòn em sống ra saỏ Làm sao em có thể đương đầu với những khó khăn, cạm bẫy của cuộc đời, người đàn ông nào đã thương em thật lòng, xây dựng hạnh phúc gia đình với em? Hay em vẫn còn "nghiệp chướng nặng nề" với chúng? Có ai thật tình giúp đỡ em không hay họ chỉ muốn lợi dụng sự trong trắng ngây thơ của em? Em có được may mắn như bé Rê-mi trong truyện "Vô gia đình" không? Và có ai thương em như ông già thương bé Rê-mi không!?
Có ai biết em Thanh ở đâu?
Em Thanh 25 năm về trước ! Thanh ơi, em ở đâu?
Không phải "hình như" mà "chính là" cô đã gặp em. Em hát. Vì chỉ có em mới có thể hát những lời ca chất ngất thương đau nghẹn ngào nức nở "thành phố đã vào hè... bạn bè đã vào hè mà sao em còn trong mê mãi... con ve đã kêu hè mà sao em còn trong đớn đau ... Ôi đứa em cút côi ... từ đây không còn được ca hát nữa ... ôi đứa em cút côi, chúng đã giết em rồị.."
Tiếng vỗ tay rào rào cùng lời hoan hô của khán giả làm cô sực tỉnh. Không, không phải em mà là người học sinh bất hạnh ngày nào cô đã ga*.p trong phòng thi. (Thanh ơi, làm sao có sự ngẫu nhiên , trùng hợp kỳ lạ đến thế? Số phận nào đã đẩy đưa cô đến nhập cuộc vui "Hoa phượng đỏ" năm ấy để rồi ray rức thêm về em?).
Vẫn không thôi, một lần nữa cô nhìn thấy em. Em xiếc. Chính em trong một đoàn xiếc đang biểu diễn múa dẻo, uốn lượn, bắn cung bằng chân làm bể nát một qủa bóng. Cô vui mừng vụt kêu "Thanh, Thanh" lạc trong tiếng vỗ tay tán thưởng... và ánh đèn bật sáng. Thanh của cô vụt biến mất, hiển hiện là một bé gái trong đoàn múa ở thành phố về đây biểu diễn, chỉ có thế.
Thanh! Thanh. Có ai biết em Thanh của tôi bây giờ ở đâủ Em Thanh 25 năm về trước, em ở đâu?
Phải chi từ bao năm qua tôi đừng quên em. Đừng quên em như quên một chiếc lá khô nằm chết bên đường...
Nguyễn Phước Thị Liên
(Kiên Giang)
0 đánh giá:
Đăng nhận xét