AD (728x60)

Blog Archive

Categories

About us

Thứ Ba, tháng 9 26, 2006

Ngày có bốn mùa

Share & Comment
TẬP 1: MÙA TINH KHÔI

1.

- Đừng tưởng cứ có tiền là thuê được chỗ trọ ngon lành nghe. Khối đứa ở được vài ngày rồi mới biết chủ nhà là một kẻ đáng ngại hoặc điều kiện ăn ở quá tệ, đành ngậm ngùi xách gói ra đi mà không được trả lại một đồng nào, lại còn bị chê giá cả học trò mà kén chọn.
- Chủ nhà đáng ngại là sao hả anh?
- Một là xét nét quá, lỡ có mẩu giấy vụn bay ra sân là ngay lập tức quét rột roạt như mình xả một nhà rác không bằng. Hai là dơ dáy quá mình cũng ớn. Ba là tò mò tọc mạch quá, nhanh nhảu đoảng quá, cái tính này ngó vậy mà làm khó chịu ghê lắm. Bạn bè trong lớp con trai có, con gái có, mà họ dòm ngó như mình sắp hư hỏng tới nơi. Cái tính này thì được ông bà già mình thích lắm, nhưng không phải lúc nào cũng thích đâu nghe. Con cái ở xa mà mỗi lần tới thăm cứ nghe nói bóng nói gió thì đau tim, sao chịu nổi? Gây xào xáo giữa cha mẹ và con cái mà như đang làm ơn là chính những người này. Bốn là họ có con nhỏ. "Hôm nay cháu có đi học không?" "Dạ, không." Vậy là "Dì gởi em bé tí xíu nghe!". Cái tí xíu đó kéo dài cho tới giờ mình đi học, và lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày kia. Không tin à? Đã có đứa bị rồi đó, mà là con trai đó nghen. Cả đời ở nhà má không nhờ bồng em được một tiếng đồng hồ mà trọ nhà người ta, rành sáu câu cái chuyện lúc nào em bé khóc vì đói, lúc nào vì buồn ngủ. Có đứa được ở nguyên cái gác lửng rộng rinh. Vừa khoe với bạn bè là số mình sướng vì ở chung với chủ nhà mà cũng như ở riêng, đùng một cái dở khóc dở mếu vì những quyển vở mình chăm chút giữ gìn sạch sẽ định truyền lại cho đời em, bỗng đầy những đường gạch màu mè dọc ngang. Còn sao nữa? Gác lửng thì làm gì có cửa. Vậy là khi mình đi vắng thì em bé leo lên... tập làm họa sĩ chớ sao! Chịu không thấu phải chuyển chỗ trọ khác mà câu hỏi đầu tiên với bà chủ không phải là "Giá phòng bao nhiêu một tháng hả dì?" mà là "Nhà dì có em nhỏ không?". Năm là chủ nhà không phân biệt được các loại khách trọ, kiểu gì cũng được, cỡ nào cũng xong, vậy là mình rơi vào khu "đa khoa". Không, không cần họ uống rượu rồi hát hò hay cãi cọ. Tối, mỗi nhà một cái ti vi. Phòng liền tường. Gia đình này coi chương trình này mà già đình kia muốn coi chương trình khác thì phải mở lớn hơn để át cái mà mình không muốn nghe. "Trăm hoa đua nở", chỉ chết cái đứa đang muốn học bài. Sáu là lỡ thuê trúng chỗ gần quán karaoke. Bi kịch lắm à nghen! Mình tìm chỗ thì đi ban ngày, mấy ai đi hỏi thuê nhà ban đêm bao giờ. Vậy là cái lúc mình tới thấy yên tĩnh êm xuôi lắm. Tấm bảng "Karaoke" to đùng và nổi bật vậy nhưng kỳ cục là người ta lại chỉ chăm chăm nhìn cái phòng mình muốn hỏi thuê thôi. Khuân đồ đạc tới xong, lau rửa sắp xếp sạch sẽ xong là trời vừa tối, mình vừa thở ra nhẹ nhõm và định nằm dài ra cho thỏa thì tiếng nhạc bắt đầu trỗi lên. Và kéo dài tới khuya luôn. Cái này cũng giống như rơi vào khu "đa khoa" vậy. Nhưng cái này thì dễ tránh, chỉ cần mình chú ý cẩn thận một chút, thấy mấy tấm bảng quán xá, cà phê "Hát cho nhau nghe" thì tránh xa ra. Bảy là... Cái này thì khó ở chỗ có truyền kinh nghiệm cho cũng ít ai tránh được, mình chỉ biết rõ khi đã ở đó lâu lâu, có khi người vô tâm thì cũng chẳng biết luôn. Nhưng nó ảnh hưởng ghê gớm tới sức khỏe đó nghe. Người thật việc thật còn kia. Hồi đó, thằng bạn tìm được phòng rộng mà giá cả phải chăng, chủ nhà ít nói, lại yên tĩnh. Tóm lại là rất lý tưởng. Ba má ra tận nơi nhìn thấy, cảm thấy mọi thứ cũng yên tâm quá, trả tiền luôn cho một năm cho khỏi lo ai trả giá cao hơn, chủ nhà lấy phòng lại bất tử. Ai ngờ, mọt bữa vặn vòi thấy không có nước, kêu to: "Bơm nước lên bể giùm đi chủ nhà ơi", đứa con nhỏ của chủ nhà ló đầu ra cửa sổ: "Ba má cháu đi vắng rồi". Nhiệt tình: "Đâu, van nước nằm chỗ nào chỉ cho chú rồi chú vặn cho". Câu trả lời là: "Cháu không biết cái van, cháu chỉ biết cái công tắc thôi. Nhưng ba má dặn con nít không được đụng tới đồ điện". Hóa ra là nước giếng chớ không phải nước máy! Vừa hiểu ra, ngay lập tức muốn xỉu luôn. Nước giếng giữa phố xá thì bao nhiêu hầm hố cận kề. Bấy lâu nay mình ăn loại nước đó, uống loại nước đó... Cha mẹ ơi, đừng nói tới ăn uống, biết rồi giờ chỉ gội đầu tắm rửa thôi cũng đã thấy rợn người. Biết chủ nhà nói sao không? Họ nói họ cũng xài nước này bao năm mà có làm sao đâu. Ví như họ có xài nước riêng thì mình có cớ đòi tiền lại rồi đi hả? Tám là, nếu chủ nhà không gắn đồng hồ điện riêng, đã thỏa thuận khoán hàng tháng chừng đó tiền. Nhưng rồi mình đi ra ngoài quên tắt điện, chỉ một lần thôi. Vậy mà đến ba tháng sau còn nhắc. Hả? Không phải là đợi tới ba tháng sau mới nhắc lại mà là ngày nào cũng nhắc suốt trong ba tháng. Chín là... Sợ rồi hả? Nói vậy thôi. Có nhiều đứa may mắn hết ý luôn nghe, gặp chủ nhà có con đang đi học xa. Thì họ cũng như mình, dân huyện mình ra phố học cấp ba thì con học về thành phố lớn học đại học, cũng thuê cũng trọ, cũng cơm hàng cháo chợ, cũng nửa tháng hết tiền nhà cũng nhớ ba nhớ má...Gặp trúng chủ nhà đó là coi như gặp tiên. Họ nghĩ tới con họ đang muốn gì thì biết mình cũng đang muốn vậy. Họ mong concủa họ được đối xử thế nào thì họ cũng đối xủ với mình như vậy. Thứ nhì là nhà chủ có con gái nhỏ thua mình một hai tuổi. Nhỏ thua một hai tuổi là thua mình một hai lớp. Vậy mới lý tưởng. Còn phải hỏi. Nhỏ thua nhiều quá thì chỉ có làm em mình thôi chứ làm chi? Vài lần hỏi bài hỏi vở, nhờ giảng giùm bài toán là coi như khỏi mất công mình làm quen. Tiếp vài lần giảng bài nữa, mình đòi trả công thầy bằng một chầu kem hay chè cháo gì đó, coi như được đi chơi với người đẹp mà không mất công rủ rê. Nhưng đừng có bần tiện tính toán luôn cái khoản không mất tiền à nghen! Thứ ba là gặp chủ nhà thích cúng kiếng. Mỗi tháng cũng gấp hai lần nhà khác, ngoài mùng một với răng con thêm múng tám với hăm ba. Cái gì còn cất giữ để dành chứ đồ cúng thì sẵn sàng chia sẻ lắm. Thứ tư là gặp bà chủ nhà là nội trợ. Việc bà bà làm, việc tôi tôi làm, liên quan gì? Nhìn như không có gì đáng nói nhưng quan trọng lắm à nghen. Ở phố học nhiều lắm. Học chính khóa, học thêm, học bồi dưỡng, học phụ đạo... Coi như đóng cửa đi cả ngày. Áo quần giặt phơi ngoài trời ai coi cho? Chưa kể phơi sắp khô mà trời đổ mưa không có mình ở nhà thì làm sao? Trong nhà? Ờ cứ thử phơi áo quần trong nhà đi rồi lúc mặc sẽ biết. Tự nhiên thấy người bên cạnh bịt mũi hoặc tế nhị hơn là quay mặt đi chỗ khác lại là chính nó đó em. Kều họ hả? Cứ tới lúc đó rồi dám kệ không sẽ biết. Không phải như ở với ba má anh chị em ruột, luộm thuộm bê bối cũng không ai chê cười. Ừ, tất nhiên không phải bà chủ nào cũng nội trợ. Nhưng họ có máy giặt. Nó sấy khô luôn cho, cộng thêm dầu xả ba trong một thì dân ở trọ mình làm sao mà sánh được?
Thứ năm là...
Thứ sáu là...
Thứ bảy là...
Thứ tám là...
Thứ chín là...

Ôm "mớ kinh nghiệm" được ông anh họ tên Hưng bảy năm trọ ở phố để học cấp ba và đại học, giò về làm ở ủy ban huyện tryền đạt cho, công thêm lời chúc mọi sự như ý, cộng thêm ông cậu cho cái đồng hồ Seiko bằng tuổi Tịnh mà ông cậu nói đi nói lại là hồi đó mua đúng một chỉ vàng, Tịnh cột túi áo quần lên yên sau chiếc xe vừa được sơn sửa lại, sáu giờ sang một mình ra bến. Đạp được nửa đường, phía sau vang tiếng gọi: "Ê, Tịnh, sao mày không chờ tao... ". Tịnh chưa kịp quay mặt lại thì chiếc xe gắn máy đã chạy dấn lên song song cạnh cái xe đạp của Tịnh. Hoan nhoẻn nụ cười khoe hàm răng trắng bóng: "Tao đang đạp xe tới để đưa mày ra bến thì gặp anh Hưng. Mày qua xe anh Hưng ngồi đi, để tao đạp xe cho". Tịnh xúc động nói "Thôi, mày ngồi yên đó để tao đạp cũng được mà" nhưng Hoan đã đập vai anh Hưng ra hiệu thắng lại rồi giành tay lái của Tịnh. Cuộc tiễn đưa dùng dằng ở bến, anh Hưng mấy lần nhìn đống hồ. Hoan nói: "Anh sợ trễ làm thì cứ đi đi, tí em đi bộ về". Hai thằng con trai chưa bao giờ khóc sáng hôm đó đứa nào cũng đỏ hoe mắt. Anh Hưng cười: "Hay là Hoan ra phố học luôn?". "Em học không vô, ra phố cho người ta cười" - Hoan nói, mặt lừng lựng. Giấc mơ trở thành nài voi đầu tiên hiểu được tiếng Tây lẫn tiếng M'Nông chỉ còn là kỷ niệm. Tịnh chống chế cho bạn: "Hoan mà đi thì con voi để cho ai?". "Mày ra phố học tiếng Anh cho giỏi rồi về làm du lịch với tao", Hoan nói. Anh Hưng gật đầu: "Ừ, đúng, đúng. Có lý."
Con trai huyện mười sáu tuổi nhìn như con trai phố mười tám mười chín tuổi. Lại không có ba má đi kèm nên bà chủ nhà tưởng dân quen ở trọ lâu năm rồi. Nụ cười tiếp thị nở trên môi bà chủ:
- Năm ngoái thấy ngang đây hoài, chắc trọ dưới kia hả?
Kinh nghiệm này mới mẻ quá. Tịnh gật đầu:
- Dạ.
- Sao năm nay không trọ ở đó nữa? Quen biết vẫn hơn chớ.
Thăm dò khéo léo quá. Tịnh tương kế tựu kế luôn:
- ...Dạ... ở đó... không tiện lắm.
- Không có đường luồng phải không?
- Dạ.
- Ờ. Đi đứng chung đụng là đệ nhất phiền phức. Mà chung đụng đường đi là chung nhiều thứ khác nữa.
- Nhà bác có đường luồng không ạ?
- Có chớ. Nhưng nói thiệt là hơi hẹp.
Tịnh nghiêng đầu nhìn theo ánh mắt bà chủ. Cái đường luồng bằng đúng thân người lách qua. Có thêm cái xe đạp thì làm sao?
- Ban đầu là để có chỗ mở cửa sổ lưu thông không khí, sau thành lối đi riêng cho người ở trọ luôn! - Bà chỉ tay vào những cánh cửa sổ đóng im ỉm - Cháu thấy đó, bác đâu có mở cửa làm chi. Người ta đi vướng víu phiền phức lắm.
- Dạ... Cháu chào bác.
- Vô coi qua phòng ốc đã rồi không thích thì đi cũng đâu có sao. Cả xóm này phòng nhà bác là rộng rãi nhất.
- Dạ... tí nữa cháu quay lại.
- Nghe, ở đâu có phòng mười lăm mét vuông thì thôi, còn phòng mười hai mét vuông thì quay lại đây thuê giùm bác nghe. Phòng của bác ngang ba mét rưỡi dài bốn mét hai.
Tịnh "Dạ dạ..." rồi nhảy lên xe đạp đi nhanh nhanh. Nhà bên cạnh cũng có tấm bảng "CHO HỌC SINH THUÊ PHÒNG" nhưng Tịnh không dám đứng lại. Đi một quãng xa xa mà vẫn cảm thấy ánh mắt người đàn bà châm chích sau gáy.
Trước khi thắng xe lại ở tấm bảng thứ hai, Tịnh cẩn thận nhìn quanh. Không có quán cà phê cũng như tấm bảng karaoke nào. Lại đập vào mắt là cái đừơng luồng rộng thoải mái vừa người vừa xe dắt đi. Thêm cái cổng đường luồng rất cao, phơi áo quần, ăn trộm không dễ trèo qua đựơc.
- Bác cho cháu hỏi...
Mắt người đàn bà nhìn cái túi xách trên yên xe:
- Thuê phòng hả cháu?
- Dạ.
- Hết phòng rồi cháu ơi. Qua nhà bên cạnh hỏi thử coi còn phòng không?
- Dạ... nhà nào hả bác?
- Ngay kế bên nè.
- Không thấy để bảng mà mình hỏi có sao không bác?
Người đàn bà bước hẳn ra ngoài nhìn qua nhà bên:
- À há, chắc tấm bảng bằng nhôm nên mấy đứa nhôm nhựa gỡ mất rồi. Cứ gõ cửa hỏi đi. Chắc chắn có phòng cho thuê mà. Chỉ sợ không còn mà thôi.
Có lẽ nhìn mặt Tịnh thấy tội sao đó nên người đàn bà tặc lưỡi nói thêm:
- Sao giờ này mới đi tìm phòng? Người ta đặt trước từ đầu tháng tám kìa. Cận ngày như vầy thì khó vừa ý lắm.
Tịnh thở dài. Kinh nghiệm này không nghe ông anh dặn. Nhưng nếu có nói thì Tịnh cũng không thể. Trả tiền cho một tháng không ở là điều ngoài tầm tay. Ba má chịu cho Tịnh ra phố học là ưu tiên lắm rồi.
Người đàn bà dợm bước vào, rồi chợt quay ra và gọi to:
- Chị Hiên ơi, còn phòng trống không?
Một giọng đàn ông vọng ra:
- Mấy người?
Người đàn bà nhìn Tịnh:
- Cháu có mấy đứa?
- Dạ... một mình.
- Một mình - Người đàn bà nói to.
- Con trai hay con gái?
- Con trai.
Tiếng dép lê và trong khi giọng nói khiến Tịnh chờ gặp một người đàn ông thì lại là người đàn bà xuất hiện sau hàng song cổng đường luồng:
- Có phòng đang có ba đứa, ghép thêm một nữa là đủ nhưng có điều phải là con gái mới được.
Hai người đàn bà cùng cười. Tịnh lí nhí nói cảm ơn rồi dắt xe quay đi tới tấm bảng cách đó năm bước chân. Nhìn thấy cái đường luộng rộng là thích mắt rồi. Một thằng nhóc thò cái đầu bù xù ra ổ cửa sổ cách cánh cổng một khoảng sân hẹp có cây thần tài cao ngất ngưởng, nó nhien cái túi cột ở yên sau xe đạp một cách hiểu biết:
- Thuê phòng hả anh?
- Ờ - Khuôn mặt nón choẹt của chủ nhà khiến Tịnh lên giọng một chút - Còn phòng trống không em?
- Còn mà hết rồi.
- ...
- Anh có ai cùng chung nữa không?
- Không.
- Mình anh thôi hả?
- Ờ.
- Vậy thì coi như hết.
- ...
- Thì còn một phòng, nhưng anh dám thuê một mình không?
Nếu trước mặt là ông bà chủ thực thụ thì chắc Tịnh đã chào rồi đi, nhưng đây là một thằng nhóc. Kinh nghiệm này chắc ông anh chưa kinh qua. Tịnh cười:
- Giá bao nhiêu vậy em?
- Cũng bằng người ta thôi, hai trăm.
- Rộng không?
- Thì cũng bằng người ta, mười hai mét vuông.
- Cho anh coi phòng được không?
- Chút xíu quay lại đi. Ba má em cầm chìa khóa đi rồi.
- Chào em nghe. Tí nữa anh quay lại.
Nói cho oai vây thôi chớ Tịnh làm sao dám quay lại. Thuê phòng một mình là chuyện quá xa vời. Tịnh dừng lại trước tấm bảng kế tiếp. Định mở miệng hỏi nhưng tiếng nhạc xập xình vang lên khiến Tịnh ngậm cứng miệng lại. Đúng kinh nghiệm đau thương anh Hưng nói. Cánh cửa căn phòng đầu tiên bật mở và hai đứa con gái nhún nhảy theo điệu nhạc với cây gậy trong tay. Con gái lớp Tịnh hồi cuối năm văn nghệ biểu diễn màn này được chấm điểm tối đa như một sự động viên rèn luyện thân thể đẹp. Nhưng là nhà trọ thì không thể cho điểm tốt được. Người ta nói cái đẹp chỉ đẹp khi được đặt đúng chỗ, thật không gì đúng hơn!
Tiếng nhạc có sức lây lan rất nhanh. TỊnh nghe những âm thanh khác nhau vang lên, cũng kèn, cũng trống, cũng đàn... Hình như mọi người chờ Tịnh ngang qua để đồng loạt mở máy? Chợt nhớ ra hôm nay chủ nhật.
Tịnh nhảy lên xe đạp một mạch, cách ba căn nhà có mặt tiền rộng rinh vẫn nghe tiếng nhạc vọng theo. Chắc cả ba căn nhà này đều là hộ gia đình cho thuê! Tịnh tự lý giải và dừng lại trước một ngôi nhà cao ba tầng. Nói đúng hơn là chiều cao của ngôi nhà choán tầm mắt Tịnh khiến đôi chân đang đạp xe chậm dần lại. Từ nãy tới giờ, suốt con đường, trước nhà nào cũng treo tấm bảng "CHO THUÊ PHÒNG" nhưng đây là căn nhà nổi bật bởi sự bề thế. Tịnh nhìn tấm bảng một lần nữa để tin chắc là mình không lầm.
Hình như tất cả chủ nhà trọ đều là đàn bà? Người đàn bà từ trong đi ra, tóc quăn bồng bềnh, dáng vẻ quý phái , giọng êm như ru:
- Cháu hỏi ai?
- ... Dạ... - Tịnh chỉ tay vào tấm bảng.
- Ờ, dì cho thuê phòng - Bà nhìn Tịnh từ đầu xuống chân - Nhưng giá ở đây hơi mắc đó cháu. Phòng của dì có nhà vệ sinh bên trong, thuận tiện hơn của người ta. Với lại dì có máy tính nữa, ai cần thuê máy thì ngay ở đây luôn không cần đi đâu xa.
Chẳng lẽ mà bỏ đi ngay. Tịnh cố nở nụ cười:
- Dạ... giá bao nhiêu hả dì?
- Ba trăm- Ngừng một tí, bà nói thêm - Trên lầu ba thì bớt mỗi phòng hai chục, coi như là mất công leo mỏi chân- Ba cười ý nhị - Thường thì hai đứa rủ nhau chung một phòng. Cháu có một mình thôi à?
Tịnh bám lấy câu nói như vớ được tấm phao:
- Dạ cháu một mình thôi.
Bà chỉ tay qua nhà đối diện:
- Cháu hỏi thử bên đó còn phòng nào không? Bên đó giá hai trăm thôi. Sao cháu không rủ vài ba đứa bạn cho dễ?
Tịnh "dạ" trong cổ rồi đi qua nhà đối diên, đầu ngóai nhìn lại, giọng nói hòa nhã quá, tự dưng thấy tiếc. Được ở trọ một bà chủ như thế này chắc là dễ chịu lắm, Tịnh bỗng nghĩ vậy.
Anh Hưng không cho biết kinh nghiệm đầu tiên là phải có bốn đứa rủ nhau thuê chung phòng. Gần nhà ba má Tịnh cũng có mấy đứa ra phố học nhưng vì tụi nó con nhà giàu nên Tịnh tránh. Tưởng một mình dễ xử hơn, nhưng hóa ra không dễ chút nào. Tịnh nhìn cái đồng hồ trên cổ tay, mới đó mà gần mười một giờ rồi. Mùi cơm gạo thơm nhà ai bay ra. Tịnh ngóai nhìn căn nhà ba tầng một lần nữa, không hiểu sao lại nghĩ mùi thơm từ ở đó.
- Hết phòng rồi em ơi! - Một cái đầu phụ nữ nhô ra trả lời gọn lỏn khi Tịnh vừa thập thò.
Nắng chói mắt. Tịnh kép sụp vành mũ và lên lên xe. Con đường phía trước hẹp dần và có vẻ quanh co, nhà cửa thấp thấp nhỏ nhỏ, vài cái gác gỗ nhô lên chìa ra cái mái tôn ánh nắng trưa. Tịnh cảm thấy mỏi chân và mệt kinh khủng. Ngày ngày đi làm rãy, cả khiêng vác nữa mà không thấy mệt bằng.
Một gánh ve chai đi tới. Tịnh nhìn cái gánh chồng chất đồ đạc nhiều đến nỗi chỉ thấy thân người lúp xúp qua khe hở của đóng đồ đạc đầy vun. Như là cái gánh tự nhúc nhích trên đường vậy! Cẩn thân, Tịnh nép xe sát lề đường. Nặng quá, cái gánh được đặt xuống đất với một tiếng thở phào. Nhưng có một cái khung sắt thòng xuống nên cái gánh bị đội lên và hất đổ những thứ bên trên tung ra đường: hai cái thau nhựa bị bể đôi ràng rịt lại để làm chỗ đựng mấy đôi dép nhựa đứt quai, mấy cái vòi nước bằng săt, một cái xe tập đi của em bé, và một cái xe máy bay có bốn cái bánh to tướng, mấy cái vành xe đạp, một mớ ống nước khúc ngắn khúc dài lổn nhổn, và hàng đống chai nhựa hũ nhựa, chai nhôm hũ nhôm, những con búp bê mất đầu mất chân...
Tịnh dựng xe, giúp người phụ nữ lượm mọi thứ chất lại chõ cũ.
- Chị nên quàng một sợi dây đan chéo quanh để lỡ có va đụng cũng không bị đổ ra nữa - Tịnh nói với kinh nghiệm của một kẻ thường xuyên chở đồ đạc trên đường rẫy mưa nắng gập ghềnh trơn trợt.
Người phụ nữ quệt mồ hôi chỉ tay về đoạn đường sau lưng:
- Hôm nay gặp người ta dọn nhà kho để làm phòng cho hai người thuê nên họ bán tống tất cả mọi thứ mới nhiều vậy. Cảm ơn em nghe!
- Cái nhà kho đó có người hỏi thuê chưa chị? - Tịnh hỏi dồn.
Người phụ nữ nhìn Tịnh, rồi nhìn cái xe và túi đồ trên yên sau, chị cười vẻ rành rẽ:
- Từ sáng tới giờ chị đi mua ở đoạn dưới đó thấy mấy đứa giống em đi hỏi phòng quá trời trời...
- Có ai thuê được liền không chị?
Câu hỏi xem ra kỳ cục nhưng câu trả lời hồn nhiên:
- Có chớ sao không. Người có phòng, người đi thuê mà sao không được - Chị nhìn về đoạn đường Tịnh vừa đi qua, cười - Khúc rộng rộng đẹp đẹp trên này là dành cho con nhà có tiền. Ngày nào cũng ngang qua đây, chị biết rõ mà. Khu này người ta hỏi thuê từ đầu tháng tám rồi đặt cọc để đó tới tựu trường ra là có sẵn chỗ. Mấy đứa đó xài tiền thoải mái lắm. Đứa em của chị bán đậu hũ, trưa trưa gánh qua đây, phần tụi nó hết nửa thạp.
- Vậy khúc dưới đó giá phòng rẻ hơn hả chị?
- Chắc là vậy. Em tới cái nhà mới bán mớ đò phế này hỏi thử.
- Chỗ nào hả chị?
- Kìa, cái nhà có đất rộng mà nhà nhỏ nhỏ đó. Đó đó, giữa sân có cây mít lấy bóng mát để cái ghế bào. Chỗ có nhiều ván bìa tận dụng đó.
Tịnh nhướng người nhìn theo tay chỉ. Đường cong cong, lô nhô tan cây ngoài ra khong thấy gì hết nhưng vậy là tốt rồi. Tịnh cười:
- Em cảm ơn chị.
- Chị cám ơn em mới phải chớ. Mai mốt có giấy vở giấy thùng muốn bán kêu chị nghe. Vài ngày chị ngang qua đây một lần.
- Dạ.
Tịnh dấn chân. Thông tin "phòng cho hai người" khiến Tịnh phấn chấn hơn một chút. Lưng áo ướt lạnh mồ hôi. Bây giờ thì chỉ cần người ta cho mình vô phòng ngồi nghỉ một chút rồi điều kiện gì tính sau, thêm ca nước nữa là tuyệt. Con trai huyện sau một buổi cày cuốc uống một hơi hết chai nước lít rưỡi. Từ sáng tới giờ căng thẳng còn hơn đi cày! Cây bơ. Cây ổi. Cây mận... Cây xoài. Kia rồi, cây mít và đống ván bìa. Đi tới trước cổng, Tịnh nhìn thấy cái ghế bào và đồ nghề thợ mộc. Một đứa con gái đang lom kom quét phoi bào, đuôi tóc lúc lắc. Tịnh dừng lại bên này đường nhìn qua. Đúng như chị ve chai nói, sân thật rộng mà nhà nhỏ. Căn nhà nhỏ khiến Tịnh thấy mình tự tin hơn! Và một ông chủ nhà là thợ mộc, mà là thợ mộc làm hàng từ ván bìa tận dụng thì chắc cũng hiền! Tịnh thấy mình tụ tin hơn, nói chính xác là bớt mặc cảm. Chợt thấy hồi hộp. Không phải vì đứa con gái. Thật vậy. Cái kinh nghiệm này của anh Hưng nói thì nghe cho biết vậy thôi. Tịnh hồi hộp là vì mệt quá rồi. Cái chuyện đi tìm một phòng vừa túi tiền hóa ra chẳng mấy liên quan tới những kinh nghiệm của anh Hưng! Giờ thì Tịnh chỉ muốn có đại một chỗ rồi mọi điều không như ý, tính sau! Chỉ cần chủ nhân của căn nhà nhỏ này đừng hỏi câu "Cháu một mình hả?" và chịu đưa chìa khóa phòng thì Tịnh sẽ chấm dứt cái việc chọn lựa tìm kiếm này ngay, dù đứa con gái kia mỗi ngày mở nhạc tập aerobic ba lần hay có hai em bé sinh đôi đang lẫm chãm tập đi cũng được.
Tịnh hít một hơi dài, lạy trời cho chủ nhân của cwn nhà nhỏ này cũng đơn giản như nó. Lạy trời mà cái mệt vẫn không giảm! Cái mệt không phải như cái mệt của cuốc một sào đất, không phải như cái mệt của chặng đừong mừoi tám cây số tòn lên dốc. Cái mệt này có thể sánh như giờ kiểm tra môn tiếng Anh, cô Nguyệt nhìn xuống là tim Tịnh đã thấy ớn lạnh, mà cô gọi tên thì Tịnh muốn... tắt thở luôn. Cái môn học khiến mọi nỗ lực của Tịnh muốn trở thành học sinh giỏi gãy đổ như một thân cây bị cơn gió phạt ngang. Anh Hưng nói dân huyện mình ra phố muốn được học trường công thì phải có cái danh hiệu nào đó thật ngon lành, ví dụ như danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Trường công là nơi tập trung những học sinh ngoan, mình sẽ có những người bạn ham học, ganh đua học, vậy là đồng nghĩa viớI ngày càng tiến bộ. Hơn nữa, trong công lập thì mình đỡ phải tốn tiền học phí hàng tháng. Nhưng danh hiệu học sinh giỏi toàn diện luôn trượt khỏi tay Tịnh chỉ vì môn tiếng Anh chưa bao giờ bao giờ vượt quá năm phẩy một, mà đó đã là cố gắng hết sức rồi. Tổng kết năm lớp chín, biết Tịnh mơ được ra phố học trường công, cô Nguyệt gọi Tịnh ra giữa sân trường vắng tanh, hỏi khẽ: “Em có muốn cô nâng điểm không?”. Tịnh cắn răng đến tứa máu, lắc đầu. Anh Hưng giơ tay lên trời: “Mày tưởng giỏi được mấy môn toán lý hoá văn sử địa là đủ cho mày kiêu hãnh rồi hả? Mày tưởng ba má mày thừa tiền lắm hả?”. Tịnh trào nước mắt: “Anh đừng nói với ba má em”. Ngày họp phụ huynh học sinh cuối năm, Tịnh đi ra rẫy, từng nhát cuốc phập vào đất như những lời tự vấn hối tiếc:”Mình có ngu không?”. Giọng con Hòa vang khắp: ”Anh Tịnh ơi, anh ở đâu?…”. Tịnh vạch đám lá thò đầu ra. Mặt con Hòa tươi rói:” Được xếp hạng học sinh giỏi mà giấu. Muốn bất ngờ hả? Má nói trưa nay làm con gà nấu cà ri ăn mừng kìa. Anh đào mấy củ khoai lang về chiên nghe”. Tịnh cắm đầu chạy một mạch về nhà. Tờ phiếu điểm đang được chuyện tay ba má, con Hòa, thằng cu Tí, cả cu Ty chưa biết đọc cũng nhướng người về phía tờ giấy đang gây náo đông… Má cười rạng rỡ. Ba rít thuốc lào kêu lọc rọc một cách mãn nguyện. Tịnh cầm phiếu điểm, môn tiếng Anh được sáu phẩy năm. Tổng phẩy trên tám trong đó không có môn nào dưới sáu phẩy năm, đủ tiêu chuẩn học sinh giỏi. Tịnh chạy tới nhà cô Nguyệt, muốn nói điều gì đó nhưng rồi chỉ đứng khựng trước mặt cô. “Cả cô và em đều mắc nợ điểm sáu phẩy năm này, mà chỉ có em mới trả được món nợ này thôi. Cô có muốn trả giúp em cũng không được. Em hiểu cô nói gì không?” - giọng cô dịu dàng khác hẳn trên lớp. Tịnh “dạ” khan, cổ học khô rốc. “To be or not to be”, cô vừa nói vừa cười. Tịnh lại “dạ”, hai tai ù ù. Mãi đến tối, khi mọi ồn ào của sự mừng vui đi qua, nằm một mình trong cái lều canh rẫy nhìn sao trời lấp lánh qua mái tranh lỗ chỗ, Tịnh ôn lại những gì xảy ra trong ngày và lúc đó mới hiểu cô Nguyệt nói gì.
Tịnh dựng xe, giúp người phụ nữ lượm mọi thứ chất lại chõ cũ.
- Chị nên quàng một sợi dây đan chéo quanh để lỡ có va đụng cũng không bị đổ ra nữa - Tịnh nói với kinh nghiệm của một kẻ thường xuyên chở đồ đạc trên đường rẫy mưa nắng gập ghềnh trơn trợt.
Người phụ nữ quệt mồ hôi chỉ tay về đoạn đường sau lưng:
- Hôm nay gặp người ta dọn nhà kho để làm phòng cho hai người thuê nên họ bán tống tất cả mọi thứ mới nhiều vậy. Cảm ơn em nghe!
- Cái nhà kho đó có người hỏi thuê chưa chị? - Tịnh hỏi dồn.
Người phụ nữ nhìn Tịnh, rồi nhìn cái xe và túi đồ trên yên sau, chị cười vẻ rành rẽ:
- Từ sáng tới giờ chị đi mua ở đoạn dưới đó thấy mấy đứa giống em đi hỏi phòng quá trời trời...
- Có ai thuê được liền không chị?
Câu hỏi xem ra kỳ cục nhưng câu trả lời hồn nhiên:
- Có chớ sao không. Người có phòng, người đi thuê mà sao không được - Chị nhìn về đoạn đường Tịnh vừa đi qua, cười - Khúc rộng rộng đẹp đẹp trên này là dành cho con nhà có tiền. Ngày nào cũng ngang qua đây, chị biết rõ mà. Khu này người ta hỏi thuê từ đầu tháng tám rồi đặt cọc để đó tới tựu trường ra là có sẵn chỗ. Mấy đứa đó xài tiền thoải mái lắm. Đứa em của chị bán đậu hũ, trưa trưa gánh qua đây, phần tụi nó hết nửa thạp.
- Vậy khúc dưới đó giá phòng rẻ hơn hả chị?
- Chắc là vậy. Em tới cái nhà mới bán mớ đò phế này hỏi thử.
- Chỗ nào hả chị?
- Kìa, cái nhà có đất rộng mà nhà nhỏ nhỏ đó. Đó đó, giữa sân có cây mít lấy bóng mát để cái ghế bào. Chỗ có nhiều ván bìa tận dụng đó.
Tịnh nhướng người nhìn theo tay chỉ. Đường cong cong, lô nhô tan cây ngoài ra khong thấy gì hết nhưng vậy là tốt rồi. Tịnh cười:
- Em cảm ơn chị.
- Chị cám ơn em mới phải chớ. Mai mốt có giấy vở giấy thùng muốn bán kêu chị nghe. Vài ngày chị ngang qua đây một lần.
- Dạ.
Tịnh dấn chân. Thông tin "phòng cho hai người" khiến Tịnh phấn chấn hơn một chút. Lưng áo ướt lạnh mồ hôi. Bây giờ thì chỉ cần người ta cho mình vô phòng ngồi nghỉ một chút rồi điều kiện gì tính sau, thêm ca nước nữa là tuyệt. Con trai huyện sau một buổi cày cuốc uống một hơi hết chai nước lít rưỡi. Từ sáng tới giờ căng thẳng còn hơn đi cày! Cây bơ. Cây ổi. Cây mận... Cây xoài. Kia rồi, cây mít và đống ván bìa. Đi tới trước cổng, Tịnh nhìn thấy cái ghế bào và đồ nghề thợ mộc. Một đứa con gái đang lom kom quét phoi bào, đuôi tóc lúc lắc. Tịnh dừng lại bên này đường nhìn qua. Đúng như chị ve chai nói, sân thật rộng mà nhà nhỏ. Căn nhà nhỏ khiến Tịnh thấy mình tự tin hơn! Và một ông chủ nhà là thợ mộc, mà là thợ mộc làm hàng từ ván bìa tận dụng thì chắc cũng hiền! Tịnh thấy mình tụ tin hơn, nói chính xác là bớt mặc cảm. Chợt thấy hồi hộp. Không phải vì đứa con gái. Thật vậy. Cái kinh nghiệm này của anh Hưng nói thì nghe cho biết vậy thôi. Tịnh hồi hộp là vì mệt quá rồi. Cái chuyện đi tìm một phòng vừa túi tiền hóa ra chẳng mấy liên quan tới những kinh nghiệm của anh Hưng! Giờ thì Tịnh chỉ muốn có đại một chỗ rồi mọi điều không như ý, tính sau! Chỉ cần chủ nhân của căn nhà nhỏ này đừng hỏi câu "Cháu một mình hả?" và chịu đưa chìa khóa phòng thì Tịnh sẽ chấm dứt cái việc chọn lựa tìm kiếm này ngay, dù đứa con gái kia mỗi ngày mở nhạc tập aerobic ba lần hay có hai em bé sinh đôi đang lẫm chãm tập đi cũng được.

Tịnh hít một hơi dài, lạy trời cho chủ nhân của cwn nhà nhỏ này cũng đơn giản như nó. Lạy trời mà cái mệt vẫn không giảm! Cái mệt không phải như cái mệt của cuốc một sào đất, không phải như cái mệt của chặng đừong mừoi tám cây số tòn lên dốc. Cái mệt này có thể sánh như giờ kiểm tra môn tiếng Anh, cô Nguyệt nhìn xuống là tim Tịnh đã thấy ớn lạnh, mà cô gọi tên thì Tịnh muốn... tắt thở luôn. Cái môn học khiến mọi nỗ lực của Tịnh muốn trở thành học sinh giỏi gãy đổ như một thân cây bị cơn gió phạt ngang. Anh Hưng nói dân huyện mình ra phố muốn được học trường công thì phải có cái danh hiệu nào đó thật ngon lành, ví dụ như danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Trường công là nơi tập trung những học sinh ngoan, mình sẽ có những người bạn ham học, ganh đua học, vậy là đồng nghĩa viớI ngày càng tiến bộ. Hơn nữa, trong công lập thì mình đỡ phải tốn tiền học phí hàng tháng. Nhưng danh hiệu học sinh giỏi toàn diện luôn trượt khỏi tay Tịnh chỉ vì môn tiếng Anh chưa bao giờ bao giờ vượt quá năm phẩy một, mà đó đã là cố gắng hết sức rồi. Tổng kết năm lớp chín, biết Tịnh mơ được ra phố học trường công, cô Nguyệt gọi Tịnh ra giữa sân trường vắng tanh, hỏi khẽ: “Em có muốn cô nâng điểm không?”. Tịnh cắn răng đến tứa máu, lắc đầu. Anh Hưng giơ tay lên trời: “Mày tưởng giỏi được mấy môn toán lý hoá văn sử địa là đủ cho mày kiêu hãnh rồi hả? Mày tưởng ba má mày thừa tiền lắm hả?”. Tịnh trào nước mắt: “Anh đừng nói với ba má em”. Ngày họp phụ huynh học sinh cuối năm, Tịnh đi ra rẫy, từng nhát cuốc phập vào đất như những lời tự vấn hối tiếc:”Mình có ngu không?”. Giọng con Hòa vang khắp: ”Anh Tịnh ơi, anh ở đâu?…”. Tịnh vạch đám lá thò đầu ra. Mặt con Hòa tươi rói:” Được xếp hạng học sinh giỏi mà giấu. Muốn bất ngờ hả? Má nói trưa nay làm con gà nấu cà ri ăn mừng kìa. Anh đào mấy củ khoai lang về chiên nghe”. Tịnh cắm đầu chạy một mạch về nhà. Tờ phiếu điểm đang được chuyện tay ba má, con Hòa, thằng cu Tí, cả cu Ty chưa biết đọc cũng nhướng người về phía tờ giấy đang gây náo đông… Má cười rạng rỡ. Ba rít thuốc lào kêu lọc rọc một cách mãn nguyện. Tịnh cầm phiếu điểm, môn tiếng Anh được sáu phẩy năm. Tổng phẩy trên tám trong đó không có môn nào dưới sáu phẩy năm, đủ tiêu chuẩn học sinh giỏi. Tịnh chạy tới nhà cô Nguyệt, muốn nói điều gì đó nhưng rồi chỉ đứng khựng trước mặt cô. “Cả cô và em đều mắc nợ điểm sáu phẩy năm này, mà chỉ có em mới trả được món nợ này thôi. Cô có muốn trả giúp em cũng không được. Em hiểu cô nói gì không?” - giọng cô dịu dàng khác hẳn trên lớp. Tịnh “dạ” khan, cổ học khô rốc. “To be or not to be”, cô vừa nói vừa cười. Tịnh lại “dạ”, hai tai ù ù. Mãi đến tối, khi mọi ồn ào của sự mừng vui đi qua, nằm một mình trong cái lều canh rẫy nhìn sao trời lấp lánh qua mái tranh lỗ chỗ, Tịnh ôn lại những gì xảy ra trong ngày và lúc đó mới hiểu cô Nguyệt nói gì.

2.

Ăn xong, ngồi trứơc cái ti vi của quán cơm vào thời điểm chẳng có chương trình gì hay, cứ ngồi thế này thì chắc Tịnh sẽ ngủ gục mất. Làm gì đây cho hết khỏang thời gian từ lúc này cho đến khi đựơc nằm dài ra trong căn phòng của mình? Tịnh đạp xe đi loanh quanh. Ngang qua những khỏang vỉa hè dựng đầy xe, Tịnh nhìn vào. Những cái màn hình nhấp nháy và những mặt ngừơi đối diện nhìn nghiêng thấy vầng trán thật thông minh. Tim Tịnh đập khẽ. Trong kế họach ra phố của Tịnh, môn tin học từng được xếp thứ tư sau chỗ ở, ba môn tóan hóa sinh cho giấc mơ làm bác sĩ, và môn tiếng Anh. Tất nhiên những môn học khác cũng phải đạt đủ điểm để không ảnh hưởng tới những thành tích kia. Anh Hưng nói chỉ tiêu này hơi thấp, lẽ ra tất cả phải khá trở lên, nhưng Tịnh không dám nói trước. Giỏi của huyện ra tới phố còn lại trung bình là may lắm rồi, nhiều người đã nói vậy, thậm chí có đứa giỏi ra tới phố được một học kỳ đã vội quay về lại. Nhưng sâu kín trong lòng Tịnh là ý nghĩ: ở nhà, Tịnh học một buổi, đi rẫy một buổi, gặp mùa màng thì cả buổi tối cũng phải làm việc cho xong kịp; còn ở ngòai này, Tịnh không làm gì hết ngoài việc học, lẽ nào…
Chỉ có điều… có đủ tiền để học được tất cả những thứ mong ước hay không mà thôi. Má nói cả nhà dồn lại môt chỗ, may ra còn dư chút đỉnh mua trả góp cái máy cày để chở thuê kiếm thêm những ngày nông nhàn cho Tịnh ra phố. Một cảnh hai quê, cái khoản dư này coi như không có. Anh Hưng lấy giấy bút ra tính toán chi li các khoản chi của Tịnh: tiền nhà, tiền ăn, tiền lủng lốp xe, tiền bút mực.. là các khỏan ba má phải cho, phần anh Hưng hỗ trợ mỗi tháng năm chục ngàn, đó là bình thường không được khen cũng không bị chê, còn nếu có kết quả gì đặc sắc thì sẽ được cho thêm. Câu này anh Hưng nói với một cái nheo mắt.
Ngay lập tức Tịnh quy năm chục ngàn của anh Hưng ra thành hai môn tiếng Anh và tin học. Nhưng hỏi thăm nghe nói môn tin một khoá hai tháng giá bốn trăm ngàn, chưa kể tài liệu, Tịnh choáng váng xếp nó vào tận đáy những tính toán. Vừa đạp xe trên đường, Tịnh vừa miên man suy tính. Anh Hưng cảnh báo rồi, có nhiều đứa học lực kha khác trong huyện, ra phố ban đầu thấy cũng không khó gặm lắm nên trở tính chủ quan, đùn gmột cái trượt dài không gượng dậy nổi. Vạy nên phải nghiêm túc ngay từ đầu. Nghiêm túc gấp đôi những đứa chăm chỉ khác vì món nợ cô Nguyệt, và vì câu nói sáng nay của Hoan nữa!
Mắt Tịnh đập vào tấm băng rôn giăng ngang cổng Trung Tâm Văn Hoá: “Chiêu sinh các lớp võ thuật”, “Aerobic cho mọi người”…”Chiêu sinh các lớp tiếng Anh mọi trình độ”. Ô…
Tịnh quẹo xe qua cổng. Trưa, nhưng bãi giữ khá nhiều xe. Tịnh đợi ông giữ xe nhìn mình và hỏi han gì đó. Nhưng không, ông đưa cho Tịnh cái phiếu ghi số rồi thản nhiên quay đi nơi khá. Tịnh ngạc nhiên rồi nhận ra mình đang ngớ ngẩn. Tịnh đỏ mặt một mình và bật cười. Phải nói cám ơn đứa con gái tên Phụng thật nhiều. Không có cái túi cột trên yên sau, nhìn Tịnh không khác gì những người đang đi lại trong sân.
Sáng nay má nói sao không mặc cái áo mới may, và cả đôi giày mới mua nữa. Nhưng anh Hưng nói người từ tóc xuống dép láng tưng, mới tinh, cộng thêm làn da ngăm ngăm, đích thị là dân huyện mới ra, không lời tự giới thiệu nào chính xác hơn. Vậy nên Tịnh mặc bộ quần áo cũ, mang đôi xăng đan cũ. Nhìn những người đang đi lại chung quanh cuang mặc những bộ áo quần bình thường, có cả người mang dép không quai hậu nữa, Tịnh thấy trong những kinh nghiệm của anh Hưng chỉ có kinh nghiệm này là đúng nhất!
Hít một hơi dài, Tịnh đĩnh đạc đi lên những bậc tam cấp.

Một trăm năm mươi ngàn một khoá ba tháng cho môn tiếng Anh, nghĩa là năm mươi ngàn một tháng. Tịnh hồi hộp cô nhân viên phòng giáo vụ có khuôn mặt lạnh ngắt:
- Chị ơi, xin nộp tiền hàng tháng có đựơc không ạ?
- Nộp hết một lần.
Câu trả lời cụt lủn rồi cô dán mắt vào cái màn hình đang nhấp nháy. Tịnh nuốt xuống một cục chặn ngang cổ. Không được học, nhưng đã biết giá cả vừa khớp với số tiền anh Hưng cho mỗi tháng là cũng tốt rồi. Sẽ có cách, luôn luôn có một cách nào đó… Ví dụ như Tịnh sẽ để dành và sẽ trở lại đây ba tháng nữa. Ừ, đúng vậy.
- Chị ơi, sau ba tháng nữa có mở lớp khác không?
- Chương trình A thì hầu như tháng nào cũng có lớp mới.
Tịnh thở phào, khởi đầu vậy là không tồi lắm.
Tự hỏi bây giờ làm gì tiếp đây… Nhìn những ngừơi đi lên đi xuống cầu thang, Tịnh cũng bứơc theo. Những căn phòng đánh số thứ tự nằm dọc theo những hành làng dài. Phòng số 1 đầy những loại nhạc cụ dân tộc – những cây đàn bằng những ống tre nối dính vào nhau, những cái sừng đen nhánh, những hòn đá màu xám bóng… Phòng số 2 toàn là bàn và ghế, phòng số 3 cũng vậy, và phòng số 4, phòng số 5, phòng số 6… Năm căn phòng liên tiếp không có ai khiến Tịnh thấy ngạc nhiên ghê gớm. Trong tâm trí Tịnh, những căn phòng trong toà nhà to lớn này lúc nào cũng đông nghẹt những người hối hả thu nạp kiến thức mới phải.
Tìm ai? – Cánh cửa phòng số 7 bật mở và một người thò đầu ra nhìn Tịnh.
Tịnh luống cuống và trả lời bừa:
Dạ… tìm phòng vi tính.
Ở dãy bên kia. Đi ngược lại tới cầu thang rồi rẽ trái.
Tịnh đợi cánh cửa đóng ụp lại nhưng không, người kia thụt đầu vào, cái cửa vẫn mở lơ lửng và Tịnh nhìn thấy bên trong là những giá vẽ, giữa những cái khung là những chi tiết của khuôn mặt người, cái vẽ mắt, cái vẻ mũi, cái vẽ miệng… Có cái vành tai vẽ dở dang nhìn như một dấu hỏi.
Tịnh đi ngược lại. Phòng vi tính không đánh số thứ tự mà hẳn một tấm bảng tự giới thiệu tên treo bên trên cửa ra vào. Tịnh ngập ngừng chậm lại nhìn qua cửa, cũng như điểm dịch vụ trên đừơng ban nãy Tịnh ngang qua, những cái màn hình và những khuôn mặt đối diện chăm chú như cả thế giới đang nằm gọn trong tầm mắt. Một tấm bảng đên dán chi chít những tờ thông báo, tờ đã bị rách, tờ còn nguyên, tờ nhìn còn mới trắng tinh, tờ đã cũ ngả màu cháo lòng… Tờ nào cũng kết thúc bằng câu: “Mọi chi tiết xin liên hệ phòng giáo vụ”.
Ngang qua phòng giáo vụ ba lần rồi Tịnh đi một mạch ra bãi giữ xe! Nhìn đồng hồ, bốn giờ mười lăm phút. Tịnh giật mình nhớ ra… giờ này chắc cái gác gỗ có đổ nước mà chà rửa thì cũng đã khô rang. Và Tịnh cũng nhận ra bụng đói meo, dĩa cơm trưa ba ngàn đồng đã tiêu hết rồi.
Đạp xe quay về con đường sáng nay mình vừa đi qua nhưng cảm giác đã khác! Một vòng phố xá rũ khỏi Tịnh cảm giác xa lạ! Nhất là khi ngang qua quán cơm, bà chủ quán nhìn ra mỉm cười vẫy tay như Tịnh đã là khách thân lắm rồi. Bất giác, Tịnh đạp chậm lại, chỉ định là để chào thôi nhưng rồi Tịnh thắng xe lại luôn, cái đồng hồ trên cổ tay mới chỉ nhích qua khỏi con số bốn giờ hai mươi một chút, nhưng coi như là ăn bữa chiều luôn. Dĩa cơm chiều nay có món đậu nhồi thịt. Thịt băm trộn thêm củ cải bằm cho cục nhân nhồi nhìn to mắt dễ coi hơn. Ngay lập tức, Tịnh nhận ra mùi củ cải và mỉm cười một mình trước phát hiện này. Nhà Tịnh, đến mùa củ cải, má mua về hàng tạ, anh Hưng tới chơi cũng bị ấn vô tay con dao nhỏ. Chẻ củ cải làm bốn rồi quăng ra sân phơi cho tới khi khô quắt lại thì đem vô rửa rồi muối để dành ăn quanh năm. Món củ cải tươi kho thịt heo thì mềm và giòn còn củ cải khô thì dai, anh em Tịnh ăn món này hoài phát ớn, nhưng anh Hưng thỉnh thoảng tới chơi, ở lại ăn cơm thì khen giống thịt bò!
Sao? Ăn được không? – Bà Ngà hỏi.
Tịnh gật đầu:
Dạ ngon.
Ngon thật sự. Có lẽ vì đói bụng quá. Và vì vị củ cải quen thuộc, vị ngọt củ cải không giống vị ngọt của món trứng vịt kho trưa nay.
Nhỏ Phụng con ông Phàn cũng hay ra đây mua thức ăn lắm đó.
Tịnh ngạc nhiên. Bà chủ quán đã biết Tịnh trọ ở đó rồi sao?
Từ hồi má nó đi lao động xuất khẩu, hai cha con nó hay ra đây lắm, cắm nồi cơm điện rồi ra đây mua vài ngàn thứ ăn là xong. Con gái con đứa thời buổi này không cần biết nấu nứơng…
Chắc là bận học quá đó dì.
Tịnh nói, không phải là muốn bênh vực Phụng mà vì chẳng lẽ ngồi nghe không mà không nói gì. Bà Ngà cười:
Chưa chi đã binh chủ nhà chằm chặp rồi hả?
Tịnh đỏ mặt. Bà Ngà cười to hơn:
Dì đâu có chê con nhỏ Phụng. Dì định nói là con gái con đứa thời buổi này cũng học hành bù đầu y như con trai chớ khong như bọn dì hồi xưa, có con trai là cho ăn học tới nơi tới chốn, còn con gái thì học vài chữ rồi lo cơm nước cho cả nhà là hết giờ hết ngày. Dì mà được học hành như con gái bây giờ thì đâu có đứng đây bán cơm bình dân. Hồi đó…
Một nhóm khách ồn ào đi vô cắt ngang câu kể của bà Ngà.

Xong dĩa cơm, Tịnh nhớ ra suốt sáng tới giờ chưa uống nước. Tịnh rót hai ly đầy uống cạn và thấy khỏe khoắn tràn sức sống. Rời quán, đạp xe ngang qua những căn nhà đầu tiên sáng nay mình còn thập thò hỏi chỗ, Tịnh chợt nghĩ mình sáng nay chắc buồn cười lắm, và ngốc lắm. Phố xá thật ra không đáng sợ như mình nghĩ!
Những vòng bánh xe khoan khoái đạp dấn tới cổng nhà ông Phàn và thắng kít lại. Mảnh sân rộng trưa này thấy đầy phoi bào đã được quét dọn sạch sẽ, phoi bào dồn lại một góc, mùi gỗ oi oi.
Ông Phàn từ trong nhà đi ra, tay này cầm một lưỡi bào, tay kia cầm cục đá mài:
Phòng dọn sạch sẽ rồi đó cháu, Phụng ơi! – Ông quay vào trong – Lấy cái túi cho anh… Bác cũng chưa biết cháu tên gì nữa à.
- Dạ cháu tên Tịnh, Trần Thanh Tịnh.
- Ờ, Thanh Tịnh. Tên hay quá. Rồi, cháu lên phòng coi có cần gì nữa không thì nói bác. Phụng, nhanh lên con.
Phụng tay cầm bút tay xách cái túi ra đưa cho Tịnh, miệng nở nụ cười chào nhưng mắt nhìn đâu đâu, có vẻ như Phụng đang giải bài tập và không muốn bị mất tập trung. Tịnh xách cái túi đi vòng ra phía sau. Cửa bếp đang đóng. Mùi cá kho tiêu bay nồng mũi. Tịnh đứng yên. Muốn lên cầu thang phải đi qua cánh cửa này. Trưa nay đã biết điều này nhưng bây giờ mới thấy là bất tiện. Tịnh nhìn quanh. Không có gì để nhìn ngắm cả ngoài những tấm ván dựng bên bờ rào. Ở nhà Tịnh, một bờ rào thế này sẽ được trồng mồng tơi… Nhớ nhà, Tịnh nhận ra mình đang nhớ nhà. Mùi cá kho tiêu… Má Tịnh cũng hay kho cái kiểu như vậy, trong một cái tộ bằng đất, những con cá nhỏ xíu càng kho càng cứng khô cong lên, cơm nguội mà ăn với món này thì không biết no.
Tịnh nhìn ra sân, mong ông Phàn quay đầu nhìn thấy mình đang đứng yên trước cánh cửa để ông nhớ ra và đi vào trong mở cửa. Nhưng ông Phàn đang chăm chú thử cái lưỡi bào vừa mài xong có ưng ý chưa. Tịnh đẩy hú hoạ, may quá, cửa không gài chốt trong. Cùng lúc với cánh cửa bật ra là tiếng lắc rắc li ti của đáy nồi cá kho tiêu trên bếp báo hiệu đã khô nước. Và không phải chỉ một nồi cá kho tiêu, còn một nồi đang sôi sùng sục bật nắp thò ra cái lá rau xanh nhũn. Tịnh đi về cái cửa giữa bếp và nhà trên, định là gọi Phụng báo tin thức ăn sắp bị cháy nhưng lòng lại lo lắng là nếu Phụng cũng đang đi xuống ngay lúc này sẽ tưởng Tịnh tò mò, không thấy ai nên định đi lung tung hoặc định lén vô phòng để ăn cắp thì phiền. Anh Hưng nói đi sục sạo trong nhà chủ là họ rất ghét, dẫn tới làm mất lòng chủ nhà là điều tối kỵ.
Chẳng còn cách nào khác là Tịnh tự tay nhắc cái nồi cá kho tiêu xuống khỏi bếp. Nhìn quanh chẳng thấy cái giẻ hay tờ giấy cứng nào khả dĩ lót tay cầm quai nồi được, Tịnh xoi hai chiếc đũa qua quai rồi nhắc xuống. Cái nồi nhỏ nhưng Tịnh không thể không lo lắng: “Lỡ mà chiếc đũa bị gãy khi cái nồi đang còn lơ lửng thì thật hay ho!”. Đặt cái nồi cá, Tịnh định mở nắp nồi kia coi ra sao nhưng thấy kiểu sôi đang còn nhiều nước nên lại thôi. Thở phù một cái, Tịnh leo lên gác. Và điều đầu tiên là mùi cá kho nồng cả căn gác! Hai cánh cửa sổ đóng kín mít đã ủ tất cả những lọai mùi từ dưới bay lên. Cả mùi rau muống nữa. Giờ thì Tình nhận ra rau trong nồI là rau muống. Anh Hưng chắc không ngờ tới kinh nghiệm này, Tịnh bật cười một mình và mở tung cả hai cửa sổ rồi nằm lăn ra sàn, giang hai chân hai tay gồng ngườI lên rồi buông lỏng toàn thân. Giây phút này mới là… Mùi thức ăn bay lên nhắc Tịnh nhớ bụng mình vẫn còn rỗng. Dĩa cơm ba ngàn chỉ bằng một phần ba suất ăn của Tịnh ở nhà. <bảo sao mà nhà không nghèo cho nổi>
Lơ mơ, Tịnh giật mình bởi tiếng la to:
- Trời ơi...
Tiếng lịch kịch lách cách lích kích dưới bếp. Rồi giọng Phụng như rên:
- Gì gì ơi... nhắc nồi cá xuống giùm phải không?
Tịnh thò đầu xuống lan can:
- Ờ, tại thấy...
- Sao không nhắc nồi rau muống luộc xuống giùm luôn?
Tịnh cấm khẩu. Bước hẳn xuống ba bậc thang, Tịnh nhìn thấy Phụng đang xuyên đôi đũa qua quai nắp nồi lơ lửng, rau muống trong nồi nhừ sền sệt như... cháo. Rồi cái nắp tuột khỏi đôi đũa rớt xuống kêu "xoảng".
Tiếng chân và ông Phàn xuất hiện ngang ngưỡng cửa nhà trên và nhà bếp:
- Lại cái gì bị cháy nữa rồi phải không?
- ...
- Ba đã nói bận quá thì mua đỡ thức ăn của bà Ngà về ăn tạm cho xong bữa, con bày ra nấu nướng làm gì?
- Đâu có cái gì cháy đâu ba.
- Vậy thì cái nồi gì trên bếp kia?
- ...
Ông Phàn đi tới cạnh bếp. Nhìn thấy nồi rau, ông đưa tay xoa cằm:
- Chín kỹ quá hả? Thôi, dọn cơm đi con. Người ta nói ăn rau lúc còn nóng cho khỏi bay mất vi ta min.
Tịnh nhẹ chân rút người lên gác, cố nín cười. Có vẻ như món "cháo rau muống" này không phải lần đầu tiên.
Tiếng chén dĩa bày ra mâm rổn roảng vang lên. Rồi tiếng Phụng “úi da” xuýt xoa, có lẽ đụng cái gì đó nóng quá.
Tịnh lấy đồ đạc trong túi ra bắt đầu sắp xếp. Hai chồng sách vở áp tường, cái đèn bàn ngay trên đầu năm chỗ cửa sổ để ban ngày không bật đèn thì lấy ánh sáng trời. Vậy là xong. Sáng nay lúc Tịnh đi, má nói cột theo cái chiếu cá nhân để tối có cái mà nằm. Nhưng anh Hưng nói đang đi tìm chỗ mà cột theo cái chiếu thì nhìn hoàn cảnh lắm, có gì cứ mượn đỡ chủ nhà rồi mai mốt về nhà lấy ra sau. Chủ nhà trong ý của anh Hưng là một người đàn bà có tuổi, Tịnh cũng nghĩ vậy. Ngờ đâu bà chủ nhà còn nhỏ hơn mình nữa. “Phụng ơi, cho mình mượn tạm cái chiếu được không?”, nghe kỳ cục quá! Chẳng thà mượn cây bút hay quyển sách nghe còn dễ coi. Mà cũng không cần, treo mùng lên rồi để tự buông chùng xuống quanh mình là đủ che muỗi rồi.

Ở dưới bỗng lặng im như không người. Tịnh khẽ nhìn xuống. Không có ai. Vậy là dọn cơm ăn ở nhà trên. Một lát sau, tiếng lách cách của chén dĩa khua trong thau vang lên. Giọng Phụng khe khẽ:
- Gì gì… ơi.
Tịnh thò đầu xuống:
- Hả?
Đang rửa chén, Phụng ngước lên nhoẻn cười:
- Cám ơn nhiều nghe.
- Có gì đâu.
- Bộ ở nhà cũng biết nấu nướng hả?
- Đâu có.
Phụng cúi xuống thau chén dĩa, đuôi tóc nhổng cột bằng sợi dây thun to bản màu xanh có đường viền trắng. Một cái chén đụng vào cái dĩa kêu “coong”. Tịnh thấy buồn cười. Ở nhà, mỗi lần con Hoà rửa chén mà kêu loong coong lách cách thế này thì thế nào cũng bị má la. Giọng nửa đùa nửa thật của anh Hưng vang lên trong tâm trí: “Thứ nhì là nhà chủ có con gái nhỏ thua mình một hai tuổi. Nhỏ thua một hai tuổi là thua mình một hai lớp. Vậy mới lý tưởng. Còn phải hỏi. Nhỏ thua nhiều quá thì chỉ có làm em mình thôi chứ làm chi? Vài lần hỏi bài hỏi vở, nhờ giảng giùm bài toán là coi như khỏi mất công mình làm quen. Tiếp vài lần giảng bài nữa, mình đòi trả công thầy bằng một chầu kem hay chè cháo gì đó, coi như được đi chơi với người đẹp mà không mất công rủ rê…”. Người đẹp! Người đẹp chắc đang học lớp tám, bằng con Hoà ở nhà.
Thôi, không nghĩ bâng quơ nữa. Ngày mai khai giảng rồi. Ngủ sớm để ngày mai… Bắt đầu một chặng mới. Cô Nguyệt dặn ra phố có gì khó khăn thì nói cô biết. Nhưng ngày đầu tiên thế này là quá tốt rồi. Chỉ còn thắc mắc là nếu đi học về mà chủ nhà đi vắng thì lấy ai mở cửa bếp cho mình?
Tịnh nhìn quanh những cây đinh đây đó trên tường, không đủ bốn cây, ở vị trí lý tưởng để cột mùng thành hình chữ nhật, khoảng cách vặn vẹo khiến cái mùng nửa bên này là hình bình hành, nửa bên kia là hình thang. Nhưng điều đáng nói là chân mùng không thẳng xuống như Tịnh nghĩc mà nó túm lại vì không mép chiếu để giữ. Nằm kiểu gì cũng bị đụng vào bốn phía chân mùng phơ phất. Chuyện những cây đinh này không khó xử như chuyện mượn chiếu. Ngày mai Tịnh sẽ xin ông Phàn vài cây đinh và mượn cái búa là xong.
Cái mùng khiến Tịnh nhớ Hoan.
Có một tối Tịnh ra ngủ ở chòi giữ rẫy. Hoan bẫy được con thỏ rừng rủ Tịnh qua chòi của mình làm thịt. Hai thằng loay hoay xong món thịt nướng là đã mừơi hai giờ khuya, Tịnh ngủ lại chòi của Hoan luôn.
Nửa khuya, Tịnh thức dậy vì ngứa ngáy. Không phải muỗi cắn mà là kiến! Những mẩu thịt thỏ vụn cùng gia vị hành tỏi rơi rớt đầy chiếu. Hai đứa kéo nhau ra giữa sân. Không cần mùng. Mùa lạnh không có muỗi, Hoan nói như đinh đóng cột là vậy. Nằm xuống, quấn chặt mền mới thấy mình giống bầy chó đang nàm trên sân. Phải có cái gì đó phân biệt chỗ ngủ của người và của chó chứ! Vậy là mắc thêm cái mùn. Có sẵn một cây cột nhà, cắm thêm ba cành cà phê khô lấy từ đống củi ở góc sân, cái mùng thả xuống vặn vẹo gặp gió lộng tốc lên thành một nùi giẻ quấn méo mó vào những sợi dây cột chính nó. Nhìn Tịnh vật lộn với cái mùng, Hoan lắc đầu, ý noi “cho mà một mình nằm hết cái mùng luôn” rồi lăn ra ngủ. Tịnh chẳng biết làm gì khác hơn là cũng lăn kềnh ra. Sáng sớm, má ra gọi Tịnh về đi học, không thấy. Qua rẫy của Hoàn, chứng cớ của một cuộc đi hoang suốt đêm rành rành! Không thể nói lấp liếm là sáng sớm qua tìm Hoan để nhắc Hoan sáng nay đi học nhớ mang theo quyển sách mượn của Tịnh được. Hai đứa nằm ngủ say giữa sân, cái mùng vải xô đã ngả màu cháo lòng bị gió thổi đứt dây bay lên cành cà phê rách tan hoang như mạng nhện. Gần chỗ hai đứa nằm , từng bầy kiến bò quanh xác con giun bị đứt làm mấy khúc.
Tịnh bị cảm sốt mất ba ngày. Hoan thập thò trước cửa, không có má Tịnh ở nhà thì chạy vô dúi vô tay Tịnh chùm nhãn trái mùa và nhoẻn cười: “Mọi người ai cũng đau bịnh chớ đâu phải tại mày nằm giữa đất giữa trời, đang mùa gió mà”- kiểu phân bua biết ngay là có anh Hưng tham mưu. Rồi liếc thấy bóng má Tịnh thấp thoáng, Hoan luồn ra cửa sau chạy mất. Khi đợi hoài mà má Tịnh vẫn trong nhà chớ không đi đâu, Hoan ngắt cái lá thổi tò tí te báo tin cho Tịnh. Điệu tò tí te lặp đi lặp lại cho tới lúc con Hoà chạy ra “Không phải chỉ một mình anh Tịnh nghe đâu, cả má em cũng nghe kìa”, Hoan phun cái lá khỏi miệng và ngay lập tức chạy biến.

Hai đứa học chung từ năm lớp tám. Chính xác là đầu học kỳ hai, cô giáo chủ nhiệm dắt tay một thằng con trai có mái tóc loăn quăn vào lớp: “Các em, lớp chúng ta có bạn mới chuyển từ trường ngoài phố về. Bạn tên Nguyễn Văn Hoan.” Lời giới thiệu khiến Tịnh ngạc nhiên. Học trò từ huyện ra phố thì có nhưng từ phố ngược về huyện thì đáng ngạc nhiên. Nếu không có lời giới thiệu gây thắc mắc thì Hoan không có gì đáng chú ý, ngoại trừ cái nanh heo rừng xỏ qua một sợi dây dù treo lủng lẳng nơi cổ. Cái áo vải trắng hiện rõ cái nanh heo đã được nhét vào bên trong nhưng rồi nó lại ló ra ở giữa hai hột nút áo ở chỗ trên và dưới miệng túi. Một sợi dây đeo cổ có mặt là cái nanh heo thì không phải là hiếm, trong trường cũng có vài đứa con trai đeo như vậy và khi hứng chí còn tháo ra cho bạn bè đeo ké vài ngày cho vui rồi trả lại. Nhưng làm cả lớp chú ý là vì cái nanh của Hoan o quá. Cái nanh khiến Tịnh ngay lập tức nghĩ tới rừng già và những cuộc mai phục thâu đêm trường kỳ để bắn được con mãnh thú hoá thành tinh.
Nhìn quanh, rồi ánh mắt cô dừng lại ở chỗ của Tịnh: “Em ngồi đây.”. Cô dắt học trò mới đến tận chỗ trống bên cạnh Tịnh. Giờ ra chơi, cô giáo gọi Tịnh ra hành lang để giao nhiệm vụ giúp đỡ học trò mới của lớp. Tịnh ớn nhất nhiệm vụ này. Từ “giúp đỡ” là cô giáo nói thẳng với những đứa có học lực khá, chứ trước cuộc họp thì đựơc nói một cách tế nhị là “học nhóm”. Đầu năm, Tịnh cũng được học nhóm chung với thằng Tuấn. Thường ngày thấy tiến bộ hẳn, từ điểm hai điểm ba điểm bốn nhích lên điểm năm điểm sáu. Cô giáo vừa tuyên dương cả hai đứa trước lớp thì đùng một cái, bài kiểm tra một tiết, Tuấn tuột xuống hai điểm. Nhưng đau nhất là điều tiếng cho rằng những bài Tuấn đựơc điểm cao là nhờ ngồi gần Tịnh nên quay cóp của Tịnh, còn thi cử bị kiểm soát gắt gao nên mới “cháy nhà ra mặt chuột”. Thằng Tuấn không cần ai nối cũng rầu lòng lắm ròi, thêm nỗi xấu hổ vì phụ lòng thầy giáo Tịnh, giờ ra về nó chặn đường cái thằng lẻo mép nhất lớp giáng cho một cú đấm chất chứa bao nỗi niềm của một đứa học lực không được giỏi giang, cú đấm bầm tím hai vành môi và gãy luôn cái răng cửa. Hậu quả là ra trước hội đồng kỷ luật. “Các bạn cười chê em bao nhiêu cũng đựơc, nhưng nói bạn Tịnh cháy nhà ra mặt chuột là em không chịu nổi”. Câu nói chí tình này làm xúc động hội đồng giáo viên và cứu Tuấn thoát khỏi cái án bị ghi tội trong học bạ. Nhưng điều tiếng thì cứ râm ran không yên. Sau học kỳ một, gia đình Tuấn phải chuyển con trai mình ra phố học để tránh gợi nhắc điều không hay. Vậy nên chỗ ngồi cạnh Tịnh mới bỏ trống.
Hết giờ ra chơi, vào lớp, nhiệm vụ cô giáo vừa giao khiến Tịnh nghĩ ngợi đoán xem Hoan học hành ra sao ở trừơng cũ, chuyển trường là có vấn đề rồi, huống hồ là chuyển ngược, mà lại là chuyển giữa năm. Tịnh nhớ tới Tuấn. Không chừng Hoan cũng dính vào một vụ đánh nhau cũng nên. Cứ mỗi tiết học, Tịnh liếc nhìn vở của Hoan để xem nó ghi chép ra sao.
Bất thần, Hoan quay nhìn Tịnh độp một câu:
- Mày là lớp phó học tập hả?
Đang tìm cách hỏi chuyện mà lại được bắt chuyện trước thì khỏe quá, lại thêm cách xưng hô nữa, mà câu hỏi chứng tỏ nó cũng thông minh lắm! Tịnh cười:
- Ờ.
- Hèn chi.
- Hèn chi cái gì?
- Mày nhìn nhìn như cú vọ.
Tịnh ớ người chưa kịp nghĩ ra câu phản công đích đáng thì thằng Hoan toét miệng cười. Kể ra cũng đáng một nụ cười đắc thắng, có đứa nào là ma mới mà dám đối đáp với ma cũ lại là cán bộ lớp một cách thách thức vậy đâu. Rồi ngay lập tức nó dàn hoà liền:
- Tao dốt môn Tiếng Anh lắm. Mà tao lại cần học giỏi môn này.
Tịnh ớ người thêm lần nữa, lần này thấy nóng gáy.
Giọng ma mới rủ rỉ:
Tao phải về đây học gần nhà để ông cậu tao truyền nghề nài voi, với lại để học tiếng M’Nông. Du khách Tây thích cỡi voi, mà cậu tao già rồi, chẳng thiết học tiếng Tây. Tây thì lại hay hỏi han lung tung, gặp gì cũng hỏi. Du lịch xanh của huyện mình chưa có ai vừa biết tiếng Tây vừa biết tiếng M’Nông. Tao sẽ là ngừơi đầu tiên!
Câu nói làm Tịnh chấn động, không chỉ vì ước mơ là ngừơi đầu tiên mà còn vì tưởng tượng cái thằng đang ngồi cạnh mình đây chễm chệ trên lưng con voi khổng lồ… Trời ơi!
Tiếng là dân huyện Lăk nổi tiếng về du lịch xanh nhưng Tịnh chưa lần nào được ngồi trên lưng voi, đừng nói tới chính mình là người ra lênh cho con voi khổng lổ qùy xuống hay đứng lên, chạy nhanh hay dừng ljai.
Nhà của Tịnh ở cách xa khu du lịch của huyện. Trong khi những nhà nằm gần khu du lịch rậm rịch mở quán buôn bán và cả dịch vụ trọ thì thôn của Tịnh vẫn cặm cụi với việc rẫy vườn heo gà… Thỉnh thoảng, Tịnh nhìn thấy những người khách du lịch mắt xanh tóc sáng đi trên đường với cái máy ảnh đeo trước ngực, hình ảnh đó thoáng qua mắt Tịnh rồi thôi, dính dáng tới du lịch, lại là khách du lịch Tay đối với Tịnh là quá xa vời.
Nhưng từ ngày có thằng Hoan ngồi bên cạnh thì mọi sự thay đổi. Lần đầu tiên theo ông cậu ngồi trên lưng voi đưa khách băng qua mặt hồ rộng hơn năm trăm hecta, thằng Hoan qua rẫy nhà Tịnh vén ống quần chỉ cho Tịnh thấy vô số vết lâm châm hai bên đùi: “Lông voi đó.”. Tịnh ngạc nhiên: “Lông voi sao?”. Hoan cười kiêu hãnh: “Tao ngồi trên cổ voi bị lông nó chích.”. Tịnh kinh ngạc: “Lông voi cứng vậy à?”. “Mai mốt mày đi rồi sẽ biết!”.
Hai từ mai mốt hấp dẫn hơn mọi thứ trên đời…
Sau mỗi chuyến Hoan theo ông cậu ngất nghểu trên lưng voi đưa khách băng hồ, leo đồi, Tịnh biết thêm về những điều mà bấy lâu mù mờ. Hoan mệt không buồn chép bài, Tịnh chẳng còn cách nào khác để hoàn thành nhiệm vụ cô giáo chủ nhiệm giao cho bằng cách gò lưng chép bài cho Hoan và năn nỉ Hoan cố học bài làm bài đầy đủ giùm! Lỡ có sai cũng được, ít ra cũng chứng tỏ là về nhà có rờ vô quyển vở!
Rồi cái ngày Tịnh mong đợi cũng đến. Hoan hỏi: “Mai chủ nhật mày có phải đi rẫy không?”. Tịnh hỏi: “Làm gì?”. “Ngày mai có một đoàn khách Thuỵ Sĩ. Họ thuê năm con voi mà đoàn chỉ có chín người, dư một chỗ. Mày đi không?”
Còn phải hỏi!

Anh phiên dịch của công ty du lịch xua tay khi nhìn thấy Tịnh: “Không được đâu em ơi, khách ngoại quốc không thích có ngừơi lạ ngồi chung với họ đâu!”. Mặt Hoan lạnh tanh: “Thằng nài phụ của tui.”. Quay về phía ông cậu, Hoan tuôn một tràng tiếng M’Nông. Anh phiên dịch tắc tị. Tịnh ngại ngùng: “Hay là để tao ngồi sau lưng ông nài như mày ngồi sau lưng cậu mày?”. Hoan giương to đôi mắt như mới nhìn thấy Tịnh lần đầu: “Mày có chịu được lông voi chích không?” “Hay là để tao mặc thêm một cái quần nữa” – Tịnh nhìn những cọng lông lỏng chỏng quanh cổ con voi, thấy ơn lạnh nhưng vẫn thắc mắc: “Sao cậu mày với mấy ông nài khác ngồi hoài mà có sao đâu?”. Hoan lừ đừ: “Cũng giống như mày ngồi học bài hoài mà không ớn vậy.” Tịnh nín thinh. Ở lớp, Hoan nói năng lóc chóc nhưng rõ ràng, quyền chỉ huy thuộc về Tịnh. Còn ở đây, trước những con voi đủng đỉnh tung vòi cuốn từng mớ mía vô cái miệng tum húm, Tịnh biết mình chỉ là cái ngón chân của Hoan thôi, sợ còn chưa đáng là ngón chân nữa! Ngón chân của Hoan bình thản trên lưng voi vững vàng như đang trên mặt đất, còn Tịnh, vịn bằng cả hai tay mà cứ muốn trượt xuống.
Hoan ra lệnh cho con voi nằm xuống, du khách leo lên nhà sàn để từ đó mới trèo qua lưng voi được. Tịnh tưởng tượng khi mình mới đưa một chân tới, chân kia còn đứng trên nhà sàn mà con voi đột ngột đứng lên… Tịnh thấy kinh khủng quá, chỉ muốn chụng hai chân mà nhảy mọt cú lọt luôn vô cái bành đã ràng cột vững vàng cho chắc ăn! “Mày mà nhảy kiểu đó thì con voi tưởng bị tấn công sẽ chạy thẳng xuống hồ và ngụp xuống dưới đó! – Hoan cười ha hả - Cho mày ở dưới đó luôn, ba ngày sau nổi lên!”.
Tịnh ngồi chung bành với cô gái Thuỵ Sĩ có đôi mắt xanh lơ và miệng cười thắm. Cô tưởng nài phụ rành rẽ lắm nên líu lô hỏi han đủ điều mà không biết nài phụ cũng mới được đi lần đầu giống như mình, hai tay nài phụ bám mép bành chặt cứng. Chỉ gỡ điểm được khi voi lên đồi, cô chỉ tay vào gùi chuối chín trên lưng cô gái đang xuống chợ, Tịnh vọt miệng: “How much money?”.
Hoan không tiếc lời khen cái vốn tiếng Anh đạt điểm trung bình năm phẩy một của Tịnh. Nó nói Tịnh đừng thèm mơ làm bác sĩ nữa mà hãy trở thành gì gì đó dính dáng tới du lịch để sau này hai đứa làm với nhau. Ý định học thật giỏi tiếng Anh của Hoan sau mỗi chuyến đi dần tan biến vì… “Cái tao học chẳng giống cái du khách nói tí nào!” Tịnh cũng thấy đúng là cái mình học trên lớp khác hẳn cái du khách thắc mắc, nhưng khác với Hoan, Tịnh mong muốn hiểu được điều du khách nói.
Một mình nằm trong cái mùng túm chân mà nhớ Hoan, nhớ những chuyến đi mạo hiểm và thú vị, nhớ những tấm ảnh du khách khi về nứơc gởi qua cho Hoan với lời đề tặng rất lưu luyến và hẹn ngày gặp lai, nhớ đôi mắt hoe đỏ và câu nói sáng nay của Hoan: “Mày ra phố học tiếng Anh cho giỏi rồi về làm du lịch với tao”… Tịnh thao thức…

Ý kiến sửa cái phòng kho thành phòng trọ là do Cẩm Tú, đứa bạn thân của Phụng nghĩ ra. Nhà Cẩm Tú là căn nhà ba tầng đẹp nhất xóm trọ Tịnh vừa đi qua sáng nay. Cả xóm, nhà nào cũng phòng xây bằng gạch khang trang, hơn thua nhau ở rộng hẹp và giá cả, còn đây… Sợ gác gỗ cũ kỹ, lại sát mái tôn khi nóng thì nóng quá, khi lạnh lạnh quá, khi mưa rơi lộp độp như một cái chợ đang họp trên đầu, Phụng ngần ngừ suốt mùa hè chưa dám nói với ba. Phụng biết Phụng mà muốn gì thì ba chiều ý ngay, huống chi là một phòng trọ để có thêm tiền cho việc học hành, nhưng cái khiến Phụng không dám nhất là lỡ… không có khách nào chịu thuê thì quê lắm!
Cẩm Tú quả quyết kinh nghiệm bao năm của gia đình mình là không có phòng nào treo bảng cho thuê mà không có khách thuê! Nhất là cái phòng của nhà Phụng không tệ như Phụng nghĩ. Thuyết phục bằng lời không đựơc, Cẩm Tú kéo Phụng qua nhà mình, leo lên tầng ba và mở cửa một căn phòng sơn màu sáng tinh tươm, ấn Phụng ngồi xuống ghế rồi nhét vô tay Phụng một quyển truyện “Đọc hết cuốn này rồi mày sẽ thấy”. “Thấy cái gì?”. “Thấy cái mà mày phải công nhận tao có lý.”
Cuốn truyện dày ba trăm trang, đọc được một nửa thì Phụng chịu thua. Nóng kinh khủng! Tầng ba cao hẳn lên, bốn bên không có tường nhà nào che chắn nên mặt trời chụp đều như rang suốt ngày, cả cái mái đúc bên trên cũng hực hơi nóng nồng nực.
- Thấy chưa? – Cẩm Tú nhướng mắt lên.
- Tao không ngờ nhà đúc mà nóng dữ dội vậy.
- Tao đã nói mà mày không tin, khách trọ trên tầng này má tao nói bớt giá vì mắc công trèo mỏi chân nhưng thật ra là vì nóng quá, chưa kể là tiền điện nước cũng tính giá gốc chứ không tính theo giá kinh doanh.
- Sao họ ở lâu dài được?
- Hỏi ngớ ngẩn. Người ta sản xuất quạt để làm gì? Với lại ai cũng đi học đi làm cả ngày, chỉ ở buổi tối mà tối thì trời đã dịu rồi. Nghe lời tao đi, cái gác gỗ của nhà mày thừa sức mỗi tháng kiếm được hai trăm ngàn, đủ để luyện thi đại học. Mà nếu… - Cẩm Tú nhìn trước nhìn sau, hạ giọng - Đừng lo, nếu không có ai thuê thì tao giới thiệu khách bên này qua đó cho.
Phụng mở to mắt nhìn đứa bạn thân. Cẩm Tú cười cười:
- Nhà tao có mất vài người khách cũng đâu có sao.
- …
- Mày không phải cắn rứt lương tâm. Khách đi rồi lại có khách mới. Ba má tao không biết đâu mà sợ.

3.

Thật lòng, chính những câu cuối cùng của Cẩm Tú mới làm Phụng yên tâm! Dù vậy trong lúc dọn dẹp phòng, Phụng vẫn thấy áy náy. Ba má của Cẩm Tú mà biết thì mặt mũi nào. Và ba của Phụng mà biết thì chắc chắn ông sẽ dẹp cái phòng này ngay lập tức, chưa kể ba sẽ thư qua cho má đang ở Hàn Quốc và má cũng sẽ cho một trận. Tình bạn giữa hai đứa được cả hai gia đình trân trọng và sự trân trọng càng nặng hơn về phía nhà nghèo – quyết không để con mình mang tiếng chơi với nhau vì một điều gì khác…
Vậy nên Tịnh xuất hiện, lại là ngay lúc đang dọn dẹp phòng khiến Phụng mừng rỡ và sẵn lòng trổ tài mè nheo để ông Phàn chịu cho Tịnh thuê theo giá từng người riêng lẻ. Chuyện tiền bạc lùi về phía sau, trước mắt là thoát khỏi cảm giác tội lỗi cái đã!
Kết quả là có vài người tới hỏi thuê nhưng không thích ở chung với kẻ lạ, cô tiểu chủ chỉ thu được năm mươi ngàn cho tháng đầu tiên, vừa đủ tiền làm thêm một chìa khoá cửa sau cho khách trọ và gắn hai cái khoen, mua cái ổ Việt Tiệp để khoá cánh cửa ngăn giữa nhà bếp và nhà trên, coi như gác trọ và nhà chủ chung nhau cái bếp.
Cẩm Tú nhăn nhó: “Tao đã nói cứ khoán nguyên phòng mà mày không nghe.”. Phụng cười lý lẽ: “Có khởi đầu thì sẽ có bước kế tiếp!”. Hai đứa bật cười. Câu nói này là của thấy Thạch dạy tiếng Anh ngoài Trung Tâm Văn Hoá. Tần số sử dụng câu nói này của thầy dày đến nỗi mỗi lần nghe câu này vang lên thì nhìn mặt người vừa thốt ra sẽ thấy quen quen, nhìn kỹ thêm nữa sẽ nhận ra đó là học viên lớp tiếng Anh do thầy Thạch dạy.
Đã một tháng nay lớp đóng cửa, không có thầy. Chẳng biết tới bao giờ lớp mới mở cửa lại mà thời gian cứ vùn vụt trôi qua, ai còn nấn ná chần chừ được chứ dân lớp mười hai thì không thể lãng phí thời gian, nhất là những kẻ mộng thi vào khối D.
- Chắc phải xin học lớp cô Giao thôi – Phụng buồn rầu nói.
Cẩm Tú cười:
- Mày không sợ thầy thấy mày trong lớp cô Giao hả?
- Biết làm sao được. Đôi khi người ta phải…
Càng ngẫm nghĩ, Phụng càng oán cái lệnh cấm dưới mười tám tuổi đi xe trên năm mươi phân khối. Lẽ ra nó không dính dáng đến những kẻ đi xe đạp như Phụng. Lẽ ra phải vậy! Nhưng mà…
Tự điển đâu phải khi không mà có từ “ảnh hưởng”.
Trước tiên là tiết sinh hoạt của tuần thứ hai sau ngày khai giảng. Hai điểm B trong sổ đầu bài khiến thầy giáo chủ nhiệm tức giận đến nỗi không màng đến tiếng trống tan trường. Cơn giận đối với học trò lớp mười hai thật khác với một hai năm trước mỗi khi học trò phạm lỗi. Và trong khi tất cả im phăng phắc không dám nhúc nhích, không dám cả ngước mắt nhìn thầy thì một giọng lí nhí thốt lên xen ngang những la mắng của thấy giáo:
Thầy ơi, sắp tới giờ xe buýt rồi.
Xe buýt mới xuất hiện ở thành phố đúng một tuần, bắt đầu từ ngày khai giảng năm học mới. Việc đi lại bằng xe buýt còn mới toanh, thậm chí có đứa còn chưa biết rõ chiếc xe số mấy chạy tuyến đường ngang qua trường mình. Từ xa, nhìn thấy xe buýt là nhao nhao gọi nhau rồi cả lũ ớ người ra khi thấy chiếc xe quen thuộc, vậy mà thản nhiên ngừng lại đón khách ở tận phía xa lắc và… chạy thẳng luôn. Có khi đang còn đủng đỉnh, đi giữa sân trường thì chiếc xe đã thắng kít ngay cổng, phải chạy vắt giò lên cổ để không phải mất ba mươi phút đợi chuyến xe sau.
Vậy nên giọng nói lí nhí xen ngang cơn giận của thầy giáo chứng tỏ chủ nhân của nó từng có kinh nghiệm đứng giữa trời trưa nắng chang chang với cái bụng đói meo suốt ba mươi phút chờ chuyến xe kế tiếp. Và chắc chắn một điều là kinh nghiệm này đáng sợ hơn cơn giận của thầy!
Kết quả là thầy quát to hơn: “Chẳng lẽ tôi lại chấm điểm tiết sinh hoạt này loại C hay sao?”. Cả lớp nín khe. Nhưng rồi ngay lập tức thầy gõ bàn: “Các em về đi. Nhanh lên. Đừng bao giờ lặp lại điều này nữa.”.
Kéo nhau ra hành lang, những đứa có ba má đón đưa hoặc đi xe đạp ngoái nhìn thầy giáo đang đi về phía ngược lại và thì thào: “Cám ơn những kẻ đi xe buýt nhiều nhiều.”. Tiếng cười rộ lên. Chạy ra cổng kịp chiếc xe vừa trờ tới, những kẻ đi xe buýt rộn ràng đố nhau: Tao đố mày thầy nói “Các em đừng bao giờ lặp lại điều này nữa” nghĩa là đừng để lớp có tiết bị chấm điểm B hay đừng để tôi nổi giận vì hỗn láo dám cắt ngang lời tôi?

Tiếp theo là bà chủ bãi giữ xe ở Trung Tâm Văn Hoá. Từ đầu hè, mỗi khi Phụng và Cẩm Tú xoè hai cái vé gởi xe tháng thì được bà tặng một nụ cười thay cho lời khen “Chăm học quá”, có khi là câu khen được thốt thành lời: “Con gái mà chăm chỉ ghê!”. Lời khen khiến Phụng đưa mắt nhìn quanh và phát hiện ra chân lý. Ở nơi này con trai lui tới nhiều hơn con gái. Chưa cần đi vô các lớp ngoại ngữ và tin học nằm trên lầu, chỉ nhìn quanh các lớp võ thuật ở tần trệt là đã thấy đủ các sắc màu võ phục: Vovinam, Thiếu Lâm Tự, Teakwondo, Pencatsilat… Mà mỗi màu sắc đâu phải chỉ một lớp, chưa kể cầu lông và bóng đá lúc nào cũng huyên náo ngoài sân, chưa kể bể bơi nằm khuất phía sau. Còn Cẩm Tú lại thấy rằng thà không khen còn hơn! Làm như hai từ “chăm chỉ” này đương nhiên thuộc về phía không phải là con gái! <ờ, tức ghê!>
Nhưng rồi câu khen nghe như chê này bỗng biến mất khi người nghe đã quen tai. Bãi giữ xe ngày càng vắng vẻ. Phụng và Cẩm Tú gởi xe và lấy xe ra nhanh hơn, không còn phải đợi thiên hạ lần lượt dắt xe của họ ra mới tới cái xe của mình bị đẩy tận trong góc. Hoặc khi bữa cơm chiều trễ quá phải đạp xe như bay mà tới bãi giữ xe cũng đành đứng đợi những kẻ tới trước dựng xong cái xe của họ đã. Ở nơi này, phận xe đạp phải chịu thua xe máy vì lẽ cái xe đạp mà choán chỗ thì chỉ đơn giản với tay nhấc cái yên sau lên nhích qua phía khác là xe phía sau thoải mái lách qua, còn xe máy choán đằng trước thì làm gì có chuyện với tay nhấc nó qua hướng khác một cách dễ dàng như vậy. Có lẽ chính điều này khiến bà chủ bãi nhìn Phụng và Cẩm Tú một cách ưu ái an ủi chăng? Nhưng giờ đây, bà hững hờ nhìn cái vé tháng và thở dài thườn thượt: “Vé loại này mà là xe đạp nữa thì chết mất thôi!”. Cái cách bà cầm lại số xe như là chính Phụng và Cẩm Tú là nguyên nhân làm cho bãi của bà ế ẩm.
Vậy đó, học viên của Trung Tâm Văn Hoá bỗng chỉ còn lại người già! Dưới mười tám tuổi từ từ biến mất như bay hơi. Bà chủ bãi mặt mày nhăn nhó dù sáng sớm ấm áp hay trời chiều mát rượi. Nghe nói bà tranh nhau với chục người khác mới thầu được cái bãi này trước khi lệnh cấm dưới mười tám tuổi đi xe trên năm mươi phân khối ban ra có hai tháng, chưa kịp lấy lại vốn.
Và không chỉ bà chủ bãi giữ xe. Cả lớp tiếng Anh của Phụng nữa. Mỗi đầu giờ, thầy nhìn xuống, lắc đầu, yêu cầu học viên dồn lên mấy bàn trên cùng, rồi mấy bàn trên cùng cũng trống lỗ chỗ. Mới hôm nào học đến câu điều kiện, thầy giáo gọi từng người đứng lên trả lời “Nếu là thủ tướng bạn sẽ làm gì?”. Những ý kiến ngông nghênh trẻ trung khiến cả lớp vỗ tay cười rộ, khí thế học tập tưng bừng dù văn phạm ngữ pháp bị thầy trừ điểm đến gần không còn gì! Cả những học viên có tuổi cũng bị cuốn theo sự nhiệt thành nhộn nhạo. Bây giờ, những câu trả lời điềm đạm thận trọng và không khí yên lặng đến ỉu xìu. Thầy giáo phát bài tập cho cho học viên dịch từ Anh sang Việt. Kiểu dịch này thường thì đoán già đoán non lần hồi cũng ra. Nhưng lần này cả lớp bí rị, không ai dám tự tin là mình hiểu đúng. Bài viết về một con cá biết đi dạo trên đường như mọt con chó… Nếu là truyện cổ tích thì còn dễ hiểu, nhưng đây không phải cổ tích. Khác với lệ thường là gọi vài người đứng lên với lời động viên “Cứ mạnh dạn, sai có thày sửa. Sai mà sai trước lớp thì càng nhớ dai, càng có lợi”, lần này thầy dịch nghĩa luôn: “Có một con cá sau thời gian dài được chủ huấn luyện đi trên mặt đất và sống không cần nước. Một ngày kia, đang tung tăng đi dạo với chủ thì trời đổ mưa. Con cá bị chết ngộp. Chỉ vì lệ thuộc vào thói quen mà nó đã chết ngay trong môi trường mà nó sinh ra”. Dịch xong mẩu truyện đầy tính triết học, thầy giáo quét ngón trỏ nối những chỗ trống giữa các bàn thành một vòng và thở dài: “Các bạn trẻ của lớp chúng ta đã lệ thuộc vào xe gắn máy đến nỗi…”. Bên dưới lào xào đồng tình. Thầy giáo lại thở dài. Biết thầy chỉ trách cứ những ai vắng mặt thôi nhưng sao cứ như chính những người có mặt mới là! Và những ánh mắt thiện cảm càng ngày càng hay nhìn về phía Bình, tên con trai đặc biệt nhất lớp bởi thường xuyên đi học trễ mà không bị thầy giáo la mắng một câu nào, ngay cả liếc mắt cũng không dù có lần Bình tới lớp khi hồi chuông báo giải lao giữa hai tiết vang lên. Sự hay đi học trễ này kéo theo điều khiến Bình trở nên đặc biệt nữa là những tiếng động khác thường khi Bình có mặt – Cánh cửa, bốn mươi học viên khác chạm vào không sao nhưng khi Bình kéo thì nó vang lên tiếng rin rít như phản đối sự hối hả quá của cánh tay Bình. Rồi đáp lại tiếng rin rít khiến bốn mươi đôi mắt học viên cộng thêm đôi mắt thầy giáo nhìn ra, Bình co vai thả tay và “cộp”, cánh cửa thoát khỏi lực níu giữ ngay lập tức ập lại. Trên đường khom người đi về chỗ của mình, thế nào Bình cũng va quẹt vào mép của ai đó, nếu không phải bàn tay của Bình va quẹt thì cũng là cái túi vải đeo bên hông làm điều đó. Có người nói vui: “Chuyển thằng Bình ngồi bàn đầu cho tiện.”. Ý kiến này được cả lớp đồng tình, có bổ sung là với chiều cao lêu nghêu của Bình thì không được ngồi đầu bàn phía lối đi chính giữa mà phải ngồi đầu bàn phía sát tường. Những nửa đùa nửa thật khiến Bình càng khom người thấp hơn mỗi khi đi trễ và sự va quẹt lại càng hay xảy ra hơn dẫn đến một điều là những người ngồi đầu bàn phía giữa lớp trở nên cẩn thận hơn, một trong những người đó là Phụng. Không thể không bật cười khi lớp đang im phăng phắc nghe giảng bài mà có tiếng rít của cánh cửa thì tất cả những người ngồi đầu bàn đều đưa tay ra chặn lên quyển sách hay tập tài liệu của mình đang đặt ở mép bàn. Thầy giáo lắc đầu nói bằng tiếng Anh: “Tôi không hiểu tại sao các bạn không đặt sách và tài liệu của mình vào bên trong?”. Một giọng thầm thì bằng tiếng Việt: “Tại sao thầy giáo không nhắc nhở nguyên nhân chính là hãy đi đứng bình tĩng mà lại yêu cầu bên nhận lãnh hậu quả phải thay đổi thói quen?”. Cả lớp cười ồ. Và rồi tất cả vẫn cứ y như vậy! Nghe kể, Cẩm Tú xúi Phụng đem theo lọ mực để đầu bàn coi thử còn dám xớn xác nữa không.
Chắc chắn không phải bỗng nhiên mà thầy giáo cho phép Bình đi học trễ liên miên như vậy, cái điều mà kẻ khác thì ngay lần đầu tiên cũng đã bị thầy tỏ sự không hài lòng bằng cách hất ống tay áo luôn xắn ngang khuỷu và nhìn đồng hồ một cách chăm chú như muốn biết đích xác là mình không nhầm khi tỏ vẻ không hài lòng. Và chắc chắn là một người chỉn chu như thầy đâu dễ thông cảm với những vụng về Bình gây ra mà không có lý do đặc biệt.

Phụng ngồi ngoan bên bàn, len lén đưa mứt nhìn đồng hồ rồi nén tiếng thở sốt ruột, đợi người lớn cầm đũa trước. Thường ngày thì sao cũng được bỏ qua cho chứ có khách thì…
Người lớn cứ hỏi han nhau về những chuyện ngày xưa, những chuyện cả hai bên đều cùng biết rồi! Và khi cầm đũa lên thì không ăn cơm ngay mà chỉ gắp một chút xíu gì đó rồi đặt đũa xuống, nếm một tí xíu rượu trong cái tách nhỏ xíu. Mọi động tác của người lớn đều chút chút xíu xíu, không lẽ con nít mà lại là con gái lại gắp miếng to lớn hơn? Vậy thì cũng gắp be bé, và cơm nhỏ nhẻ… <tội nghiệp ghê!>
Kết quả là sau khi đợi bữa cơm chấm dứt để dọn chén bát ra nhà sau, bưng khay trà nóng hổi khép nép đặt lên bàn rồi mới đựơc dắt xe rời khỏi nhà. Khuất tầm mắt của ngừơi lớn, hai bàn chân dấn trên pê đan với tốc độ của vận động viên ra Trung Tâm Văn Hoá.
Tưởng chỉ mình mình trễ, tưởng Cẩm Tú đã đi trước rồi, nào ngờ đụng đầu Cẩm Tú ngay bãi giữ xe. Cẩm Tú thở: “Nhà tao hôm nay co việc mệt quá nên quên rủ mày.”
Cẩm Tú học lớp tin, lên lầu rẽ trái. Phụng học lớp Anh, lên lầu rẽ phải. Hai đứa chạy hộc tốc lên những bậc tam cấp vắng tanh chứng tỏ chỉ còn hai kẻ đi trễ nhất. Cẩm Tú hấp tấp rẽ trái, Phụgn cũng ngoắt người rẽ phải và đi như chạy. Cửa lớp đóng kín mít, kiểu này là thầy giáo tức giận với những kẻ đi trễ lắm rồi và kẻ hiếm khi nằm trong danh sách này lại rơi vào ngay lúc cơn giận của thầy lên tới đỉnh vì cộng luôn nỗi vắng mặt của những kẻ để mình phụ thuộc vào thói quen nữa. Hoạ vô đơn chí!
Lúc này đây mới hiểu những tình huống mà mình vẫn cho là nhảm nhí thật ra quá có lý, ví dụ như: “Quan diểm của bạn về nói dối?”. Chẳng lẽ mà thưa với thầy giáo là tối này em phải tỏ ra nề nếp nên mới bị đi trễ? Phụng thở ra rồi đưa tay đẩy cửa, miệng lẩm nhẩm bài “Thưa thầy… tại vì xe của em bị lủng bánh…”. Nhưng không có ai cả. Chỉ toàn bàn và bàn, ghế và ghế, tấm bảng đen không một dòng phấn trắng nào.
Phụng dụi mắt, một tờ giấy dửng dưng dán ngay trước mặt mà lo nghĩ ra tình huống có lý nên không chú ý: “Vì không đủ học viên nên lớp tạm ngừng, xin vui lòng liên lạc với số điện thoại sau đây để biết thêm thông tin, hoặc gặp chị Nga phòng giáo vụ.”.
Phụng dựa lưng vô tường thở phì phò. Thở, vì cú đạp xe vừa rồi còn nguyên tiếng gió ù ù trong tai, và vì tên Nga trên tờ giấy. Lẽ ra chị Nga là sinh viên khoa công nghệ thông tin hơn là nhân viên phòng giáo vụ. Một trăm lần có thắc mắc thì chín mươi chín lần khuôn mặt chị vẫn nhìn chăm chú vào màn hình máy tính, câu trả lời luôn là: “Ra coi thông báo dán sẵn ngoài bảng kìa em.”. Một phần trăm chịu quay mặt nhìn người thắc mắc là để cau mày: “Hỏi gì mà hỏi hoài vậy em?”.
Phụng lững thững đi ra bãi gởi xe. Nhìn mặt bà chủ bãi càng thêm rầu lòng. Cái lớp tiếng Anh chương trình C này Phụng đợi khá lâu mới chiêu sinh đủ học viên. Định là hết năm lớp mười hai này sẽ lấy luôn cái chứng chỉ C ngoại ngữ kẹp vô hồ sơ thi đại học khối D, vậy mà nay nó bị tạm dừng thì có rầu không? Đang mới đầu năm học, mọi sự còn rảnh rỗi tranh thủ học được thêm cái gì hay cái ấy. Mai mốt nhè ngay thi cử bận rộn mà học dồn thì làm sao?

Leo lên xe đạp vài vòng Phụng chợt nhớ quên chưa nói cho Cẩm Tú biết là mình về trước. Lỡ tí nữa lớp tin học tan Cẩm Tú đi tìm quanh thì…
Phụng quay lại. Nghĩ tới vẻ mặt bà chủ bãi xe, Phụng định dựng đại cái xe đạp của mình dứơi sân, chạy lên báo với Cẩm Tú rồi xuống ngay. Nhưng lỡ… trong năm mươi chín giây đó có kẻ gian thì… An toàn nhất là nên cho xe vô đúng chỗ.
Bà chủ bãi nhìn cái vé tháng, cáu kỉnh:
- Sao đi vô đi ra hoài vậy?
- Dạ… cháu một lần này nữa thôi.
- Mai nghỉ luôn hả?
Phụng muốn bật cười mà không dám, vội rời bãi. Đủng đỉnh leo lên lầu, vừa đi vừa nhìn quanh. Một võ sinh lớp Vovinam múa kiếm loang loáng, lại là một đứa con gái, tóc tém nên mới thấy tửơng con trai, chà.. Mải nhìn, Phụng suýt đụng đầu vào một ngừơi đang đi xuống, Chị Nga!
- Đang giờ học mà lang thang gì đó hả em?
Câu hỏi vừa thốt lên xong thì chị Nga đã đi xuống gần một phần ba cầu thang. Cứ như là màn hình – nhấp một cái… chạy vèo!
- Dạ… em học lớp tiếng Anh của thầy Thạch… - Phụng chớp lấy cơ hội, quay ngừơi đi theo – Lớp tạm dừng tới chừng nào hả chị?
- Cũng chưa biết. Còn đợi lấy ý kiến của học viên đã em.
Thêm một đọan bằng một phần ba cầu thang nữa.
Phụng tiếp tục lao theo. Mấy khi hỏi mà được trả lời rõ ràng thế này.
- Chị... đợi ý kiến là sao hả chị?
Đôi chân chị Nga bước thêm vài bậc nữa và cả hai đã đứng trên nền tầng trệt, trước mặt là căn phòng có gắn tấm bảng “PHÒNG GIÁO VỤ”. Phụng vội đi nhanh để chặn chị Nga lại nghe cho đựơc câu trả lời trước khi chị Nga bước vào phòng và cánh cửa khép lại sẽ ngăn chia hai thế giới.
- Trung tâm định dồn lớp cô Giao vào với lớp thầy Thạch làm một nhưng học viên của lớp cô Giao không chịu. Họ nói nghe đồn thầy Thạch khó tính lắm nên sợ.
- Vậy thì dồn xong để cô Giao đứng lớp cũng đựơc vậy.
- Ghi nhận ý kiến của em.
Tiếng ho khẽ vang lên ngay ngưỡng cửa phòng Giáo vụ.
- Chào thầy. Xin lỗi vì tôi đi lên lầu có chút việc. Thầy tới lâu chưa?
Phụng cứng người nghe câu chào hỏi của chị Nga vang lên như tiếng sấm. Thầy Thạch! Thầy đang từ trong phòng Giáo vụ đi ra.
Phụng hoảng lên . Nói với chị Nga là buột miệng nói vậy thôi, hoàn toàn không nghĩ là mình đang phát biểu ý kiến ý cọt gì cả. Chỉ vì không muốn lãng phí thời gian cho chờ đợi, chỉ vì muốn đựơc tiếp tục học ngay trong thời điểm này. Thầy Thạch sẽ nghĩ gì? Sẽ nghĩ gì khi tai nghe mắt thấy học trò của mình phát biểu một câu phũ phàng như vậy?
- Em chào thầy! – Phụng lí nhí.
Thầy khẽ gật đầu rồi quay vào phòng. Phụng đứng chết trân. Một buổi tối rủi ro đến tận cùng! Chị Nga… thường ngày không bao giờ trả lời tới câu thứ hai sao tối nay lại sẵn lòng vậy?

Tâm trạng buồn bực khiến Phụng tới lớp của Cẩm Tú với khuôn mặt nặng đến nỗi khi Phụng nói: “Tao về trước đây.” Cẩm Tú hỏi lại đầy thông cảm: “Thầy không cho vô lớp hả?”. “Lớp liếc gì nữa” – Phụng cau có trả lời rồi chạy nhanh xuống cầu thang và húc vào một kẻ đang lên ba bậc một.
Bình!
- Ông làm gì mà lúc nào cũng như ma đuổi vậy hả?
- Đi… bắt con ma đuổi Phụng.
Phụng trố mặt. Ghê chưa! Lộ ra tên đi trễ triền miên này, lúng ta lúng túng va quệt lung tung này là một kẻ cũng biết lẻo mép! Một nụ cười cầu hoà nở trong mắt Bình. Phụng thở phì ra. Bình nhìn cái túi choàng qua vai Phụng rồi nhìn đồng hồ:
- Phụng về trước hả?
- Giờ này ông mới đi học hả?
- Coi như một đều – Bình lại cười cầu hoà < con trai là phải như thế!> - Mình có việc nên học tiết sau để nghe giảng bài mới , mượn vở Phụng coi bài sửa tiết đầu nghe!
- Sẵn sàng – Nghưng một tí Phụng nói tiếp – Nếu có.
- Sao? Phụng cũng nghỉ tiết đầu à?
- Nghỉ tiết đầu nhưng không phải là cũng.
Bình gãi tóc:
- Rắc rối vậy?
- Về đi. Lớp không đủ học viên nên tạm dừng kể từ hôm nay. Ai thắc mắc gặp chị Nga để biết thêm chi tiết.
- Trời, gặp chị Nga thì thà… đợi gặp Phụng như hôm nay để hỏi lại còn hơn.
Phụng nhìn Bình lom lom, Bình cũng nhìn Phụng lom lom và le lưỡi ra. Rồi Bình vội tuôn một tràng:
- Chị Nga đó hả, muốn gặp chị Nga thì phải canh cửa phòng Giáo vụ từ lúc chưa mở, may ra có thể được chị tranh thủ trả lời khi đang xoay chìa trong ổ…
- Cũng sẽ được chị trả lời rất chi tiết nếu gặp chị đang từ trên lầu đi xuống!
Không nhận ra nỗi niềm trong câu nói của Phụng, Bình rùn vai:
- Hôm nọ mình cũng cùng đi với chị Nga từ trên lầu xuống một lần. Hình như công việc ngồi ở phòng Giáo vụ suốt ngày khiến chị Nga mỗi lần có chuyện phải đi là chị đi với tốc độ của vận động viên để bù lại. Sợ luôn, mà mình là con trai đó nghe.
- Có ai nói Bình là con gái đâu.
Trút nỗi niềm vào câu độp lại Bình, chợt nghĩ tới Cẩm Tú. Cẩm Tú mà nghe thấy cụm từ “mà mình là con trai đó nghe” này thì nó nhét vô tay Phụng lọ mực như chơi. Đối diện gương mặt thộn thộn nhìn mình, Phụng chợt nhớ những lần Bình đi vô lớp. Ô… trước mặt mình là tên học trò được thầy Thạch không cưng chiều thì cũng khá là thương mến. Chắc chắn lời nói của hắn sẽ được thầy Thạch lắng nghe. Phải nhờ hắn phân bua giùm với thầy cái câu lỡ miệng của mình mới đựơc. Nhờ hắn nói cho thầy hiểu mình không là đứa học trò bạc bẽo. Không gì tồi tệ bằng một kẻ bạc bẽo.

Định sẽ lấy giọng thật dịu dàng để bù lại câu vừa thốt ra nhưng chưa kịp nói năng gì thì trên khuôn mặt ửng ửng của Bình đã mỉm nụ cười chào tạm biệt:
- Lúc nãy vội quá nên dựng xe mất trật tự, thế nào lấy ra cũng bị la cho một trận.
Nói xong ngay lập tức quay lưng sải chân. Phụng luống cuống. Làm sao đây? Đợi tới mai mốt thì biết tới bao giờ mới có dịp gặp lại Bình khi mà lớp học đã đóng cửa không hẹn ngày.
- Về bây giờ hả? - Phụng kêu lên, cầu mong cho Bình hiểu ý mà tự động dừng lại.
- Ờ, mình về đây! - Bình trả lời, chân vẫn bước.
- Còn sớm mà!
- Ờ... sớm nhưng mà cũng phải về.
- Ê nè... - Phụng lấy giọng thản nhiên nhất trần đời - Mình phải đợi đứa bạn học bên lớp tin cùng về. Đợi một mình buồn quá. Bình ở lại nói chuyện cho vui.
Mặt Bình hiện rõ nét sửng sốt. Tưởng rồi khuôn mặt kia sẽ nhoẻn cười và sung sướng đứng lại, nhưng không, Bình khe khẽ lắc đầu và chân bước nhanh hơn:
- Tối nay mình có việc. Phụng chịu khó đợi một mình nghe. <Quê chưa kìa! Thật ra là hiểu lầm thui he he>
Nhìn theo dáng cao kều vội vàng đi ra bãi và ngồi lên cái xe cub màu xanh thâm thấp, rồi cái xe rồ máy chạy nhanh như sợ bị chụp lại...<cũng lại hiểu nhầm nữa òi> Phụng tức ách người. Thốt lời rủ rê chỉ nghĩ tới thầy Thạch, bị từ chối mới chợt nhớ ra mình là con gái. Sượng sùng không thể tả.
Hoa hậu thế giới đoạt giải ứng xử với câu tra lời "Đó là khi tôi lỡ lời" cho câu hỏi "Khi nào bạn đỏ mặt?". Lúc ngồi trước ti vi, mình phục câu trả lời này quá, và thấy vương miện được trao là xứng đáng. Nhưng bây giờ đây, thức tế chứng minh là lỡ lời đâu chỉ gây đỏ mặt!

Đạp xe về tới nhà trong tâm trạng bức bối. Phụng thấy một kẻ khả nghi thập thò trước cổng nhà mình. Đèn đường soi rõ cái đầu tóc quăn và sợi dây chuyền bằng bạc gắn một cái gì đó lủng lẳng ngang ngực áo. Nhìn kĩ hơn, Phụng nhận ra cái lủng lẳng là một vật trang sức bằng nhựa đặc màu ngà, tên này giống hệt những tên đốt thời gian ở quán cà phê đầu đường và đợi con gái ngang qua là ơi ới.
Chiếc xe Dream của khách đang dựng dưới gốc sầu riêng. Trong phòng khách, ba và ông bạn vẫn đang trò chuyện tâm đắc, không ai nhìn ra ngoài này. Hai cách cổng, như thường lệ, cái chốt ở cánh bên này xỏ qua một cọng sắt uốn cong ở cánh bên kia, chỉ cần thò tay qua ô ca rô lưới là mở toang cổng ra một cách dễ dàng.
[...]

Nguyễn Hương
Tags: ,

Written by

We are Creative Blogger Theme Wavers which provides user friendly, effective and easy to use themes. Each support has free and providing HD support screen casting.

0 đánh giá:

 

Popular Content

Hello! We’re Fenix Creative Photo Studio

Recent Posts

Why to Choose RedHood?

Copyright © Trang Văn Học Trẻ | Designed by Templateism.com | Published by GooyaabiTemplates.com